Hướng dẫn dạy học Tin học 5, Bài 8a. Làm quen với phần mềm đồ hoạ

Thứ bảy - 10/08/2024 10:53
Hướng dẫn dạy học Tin học 5 Kết nối tri thức với cuộc sống, Bài 8a. Làm quen với phần mềm đồ hoạ. A. SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỒ HOẠ TẠO SẢN PHẨM SỐ ĐƠN GIẢN 
Hướng dẫn dạy học Tin học 5, Bài 8a. Làm quen với phần mềm đồ hoạ
A. SỬ DỤNG PHẦN MM Đ HOẠ TẠO SẢN PHM SỐ ĐƠN GIẢN 
Bài 8A. LÀM QUEN VỚI PHN MỀM Đ HOẠ

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Phần mềm đồ hoạ và các công cụ của phần mềm đồ hoạ.
- Thực hành làm quen với các công cụ của phần mềm đồ hoạ.

2. Năng lực
- Biết được phẩn mềm đồ hoạ và các công cụ chính của phần mềm đồ hoạ.
- Sử dụng được các công cụ chính của phần mềm đổ hoạ.

3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm để hoàn thành công việc.

B. CHUẨN BỊ
GV: Sưu tầm hình ảnh và các tấm thiệp được tạo ra từ phẩn mềm đồ hoạ; máy chiếu, bài trình chiếu về nội dung bài (nếu có).

C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động khởi động
Hoạt động 1:Tạo thiệp chúc mừng bằng phần mềm gì?
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
HS biết có thể dùng nhiều phần mềm khác nhau để tạo ra tấm thiệp. Tuy nhiên, lựa chọn sử dụng đúng phần mềm để tạo sẽ giúp công việc dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. - Chia lớp thành các nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 5-6 HS).
- Các nhóm thảo luận để tìm ra các câu trả lời.
- GV chọn một vài nhóm đại diện trình bày kết quả và có thể hỏi thêm tại sao các em lại chọn kết quả đó.
- GV tổng hợp kết quả.
- Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
- Phương án trả lời đúng là A, B và C.
- Có thể HS không chọn đúng cả ba phương án. GV cần nói cho HS biết phần mềm soạn thảo văn bản và phẩn mềm trình chiếu cũng có thể tạo ra được tấm thiệp có hình ảnh và lời chúc mừng. Tuy nhiên, sử dụng phẩn mềm đồ hoạ sẽ tạo được tấm thiệp một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn và đẹp hơn.
Thời gian cho hoạt động 8-10 phút.

1. Phần mềm đ hoạ giúp em làm gì?
1.1 Hoạt động học
Đoạn văn bản giới thiệu cho HS biết có thể làm được những gì bằng phần mềm đồ hoạ. Khả năng tạo sản phẩm của phẩn mềm đồ hoạ rất lớn, tuỳ thuộc vào người sử dụng. Tuy nhiên, do yêu cầu cần đạt của Chương trình chỉ giới hạn ở việc sử dụng phần mềm đồ hoạ để tạo sản phẩm số đơn giản cũng như HS mới bắt đầu làm quen với phần mềm đổ hoạ nên SGK chỉ giới thiệu đơn giản và tập trung vào việc tạo sản phẩm, cụ thể là tạo tấm thiệp chúc mừng.

1.2 Chốt kiến thức
HS cần biết có thể sử dụng các công cụ của phần mềm đồ hoạ để tạo sản phẩm đồ hoạ.

2. Các công cụ của phn mềm đồ hoạ
Hoạt động 2: Em cần những công cụ gì để tạo tấm thiệp?
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
HS bước đầu có cái nhìn tổng quát và lôgic về sự liên quan giữa các sản phẩm có thể tạo ra bằng phần mềm và các công cụ mà phẩn mềm cần có. - Chia lớp thành các nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 5-6 HS).
- GV gợi ý HS quan sát tấm thiệp và chỉ ra các chi tiết có trong tấm thiệp, các chi tiết đó là hình ảnh hay chữ viết.
- Các nhóm thảo luận để tìm ra các câu trả lời.
- GV chọn một vài nhóm đại diện trình bày kết quả và có thể hỏi thêm tại sao các em lại chọn kết quả đó.
- GV tổng hợp kết quả.
- Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
- Đáp án đúng là:
1. Chọn A. Tấm thiệp gồm các thông tin dạng chữ và dạng hình ảnh.
2. Để giúp em tạo tấm thiệp thì phần mềm cần có công cụ vẽ hình và công cụ viết chữ.
Thời gian cho hoạt động 8-10 phút.

2.1 Hoạt động đọc
Từ việc quan sát, thảo luận và tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi ở Hoạt động 2, HS đã bước đầu định hình được các nhóm công cụ mà phần mềm đồ hoạ cung cấp cho người sử dụng. GV cho HS đọc đoạn văn bản để các em biết khắc sâu những kiến thức cần biết.

2.2 Chốt kiến thức
HS cần ghi nhớ các công cụ chính của phần mê'm đồ hoạ.

2.3 Câu hỏi củng cố
1. Đáp án: C.
2. HS trả lời theo hiểu biết của mình.

3. Thực hành làm quen với các công cụ trong phn mềm đồ hoạ
- GV hướng dẫn HS TH từng bước theo hướng dẫn trong SGK.
- GV cho HS quan sát giao diện phần mềm đồ hoạ ở Hình 42 và có thể hỏi xem các em có nhận xét gì về giao diện, có thấy gì giống và khác với giao diện của các phần mềm mà các em đã học không. GV có thể gợi ý cho HS thấy những phần tương tự như giao diện của phần mềm soạn thảo văn bản như: trang vẽ giống trang văn bản, các công cụ và lệnh ở phần trên của giao diện,...
- Việc phân biệt được sự khác nhau trong cách sử dụng màu 1 và màu 2 khá khó. GV nhắc HS đọc kĩ phần hướng dẫn, sau đó TH sử dụng lần lượt từng công cụ với từng màu để nhận biết rõ ràng cách sử dụng hộp màu.

3.1 Luyện tập
1. Đáp án: A.
GV hướng dẫn HS quan sát Hình 54 và phân tích để tìm ra phương án đúng: hình cột đèn có ba đèn hình oval (vậy cần công cụ vẽ hình Oval), có chân cột đèn, thân cột đèn hình chữ nhật (vậy cần công cụ vẽ hình Rectangle), mỗi đèn có một màu lần lượt là đỏ, vàng, xanh, cột đèn có màu xám (vậy cẩn công cụ tô màu Fill).
2. Đáp án: B.

3.2 Vận dụng
HS sử dụng các công cụ đã học để vẽ hình cột đèn tương tự ở Hình 54.
GV nhắc HS: Để vẽ được ba đèn có hình dạng và kích thước giống nhau, chỉ khác về màu thì nên vẽ hình một đèn trước, sau đó sử dụng lệnh Copy để sao chép thêm hai đèn nữa rồi tô màu cho đúng.
Khi sử dụng lệnh Copy các em sẽ cần đọc lại phần lưu ý ở Nhiệm vụ 1 để có thể bật chế độ sao chép với nền trong suốt. Nhờ đó, HS có thể hiểu rõ cách sử dụng lệnh này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây