Nghị luận về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay

Thứ bảy - 18/05/2024 09:26
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp.

Nghị luận về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay - Bài làm 1

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay.

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

Hậu quả của việc học qua loa đối phó vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.
 

Nghị luận xã hội về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay - Bài làm 2

Học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước có phát triển được hay không phụ thuộc vào những nỗ lực học tập của thế hệ học sinh chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó là các em học sinh ngày nay xuất hiện tình trạng học đối phó. Học đối phó là tình trạng học sinh học bài, nghe giảng bài không trên tinh thần tự nguyện mà như bị ép buộc chỉ để đối phó qua kì thi, chỉ để qua một kì kiểm tra và không tiếp thu được bài học nào để đúc rút kinh nghiệm cho chính mình. Đây là một hiện tượng xấu xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Thật không khó để bắt gặp hiện tượng học sinh nói chuyện, làm việc riêng trong giờ mà không chú tâm vào việc học. Có nhiều bạn học sinh vì ham chơi nên chểnh mảng, đến kì thi, bài kiểm tra thì tức tốc nhồi nhét kiến thức để qua môn. Hiện tượng học đối phó này bắt nguồn từ ý thức tự giác của người học sinh. Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học cũng như chưa có ý thức học tập tốt, còn mải mê chạy theo những thú vui của bản thân. Tình trạng học đối phó diễn ra còn là do lượng bài tập, kiến thức của các em phải nạp vào rất nhiều khiến cho các em không đủ thời gian học tập thật kĩ, học chuyên sâu nên dẫn đến học đối phó. Học đối phó còn làm cho con người bị hổng kiến thức vì không tiếp thu và hiểu sâu xa bất kì môn học, lĩnh vực nào. Hơn nữa, học đối phó sẽ dẫn đến lực học sa sút, yếu kém. Không chỉ có ý nghĩa tiêu cực cho bản thân mà còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thậm chí là đối với cả xã hội bởi mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chính là những mầm non tương lai của đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình và đối với xã hội, mỗi người trẻ chúng ta ngay từ hôm nay hãy nỗ lực học tập hết sức mình, cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống để trở thành một công dân tốt, giúp ích cho xã hội.
 

Nghị luận xã hội về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay - Bài làm 3

"Sự thiếu kiến thức không đáng xấu hổ bằng việc từ chối học hỏi". Quả đúng như vậy, nếu bạn không sẵn lòng học hỏi, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại phía sau trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, hiện tượng học đối phó đang trở nên phổ biến đối với học sinh ở mọi cấp và đã để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục của quốc gia.

Học tập là nền tảng vững chắc nhất để đưa bạn tới thành công. Học tập không chỉ đơn thuần là nhận thông tin từ sách vở, mà còn là quá trình kết hợp giữa "học" và "hành". Nếu bạn chỉ coi việc học là cách để đạt điểm cao, mà không quan tâm đến việc hiểu và thực hành, thì đó là một điều đáng tiếc vì đó chính là học đối phó. "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ đơn thuần học để hoàn thành, không có đam mê hay hứng thú với việc học. Học đối phó khiến học sinh trở nên lười suy nghĩ và ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Vì vậy, khi đối mặt với các bài thi khó, những người có thói quen học đối phó thường trở nên bối rối và không thể tập trung để làm bài, dẫn đến kết quả thi khác hoàn toàn so với kết quả kiểm tra hàng ngày.

Người học đối phó là những người không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ đợi để sao chép từ bạn bè hoặc tìm lời giải trên mạng để đạt điểm số cao. Hơn nữa, những người học đối phó còn thiếu nghiêm túc trong lớp học, học một cách thụ động hoặc dành thời gian riêng trong lớp, khiến khi bị giáo viên gọi lên trả lời câu hỏi, họ phải nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè xung quanh. Học đối phó sẽ khiến học sinh ngày càng dựa vào tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy. Hơn nữa, học đối phó còn làm giảm chất lượng giáo dục của trường học, vì không thể đánh giá đúng năng lực thực tế của học sinh, giáo viên khó nhận biết được những điểm yếu kiến thức để giảng dạy chi tiết, dẫn đến sự lớn lên của những khoảng trống kiến thức của người học.

Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học chống đối là do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao. Họ thiếu mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp phải những bài tập khó mà không nỗ lực tìm giải pháp. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và nhà trường góp phần tạo ra sự chống đối trong học tập. Áp lực về điểm số từ gia đình đã trở thành rào cản khiến học sinh cảm thấy chán nản, bởi vì các bậc phụ huynh đều mong muốn con cái của mình thành công, nhưng lại ép buộc con học mà không để thời gian nghỉ ngơi. Đối với nhà trường, việc không xử lý triệt để khi học sinh chống đối hoặc giao quá nhiều bài tập về nhà cũng làm nhiều học sinh nản chí và chỉ muốn chép bài để hoàn thành nhanh.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng học chống đối và đưa Việt Nam trở thành một cường quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, mỗi học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Họ cần nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học để đạt hiệu quả học tập tối đa, không chỉ là những điểm số trên giấy. Chúng ta cần tự chuẩn bị và làm bài tập trước khi đến lớp để tự tin thể hiện kết quả của mình. Sự quan tâm, giám sát và sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để giúp học sinh cảm thấy học không còn là gánh nặng mỗi khi đến trường.

Tại sao quá trình "trồng người" lại mất hàng thế kỷ? Bởi vì con người là những chủ nhân xây dựng đất nước. Một quốc gia phát triển phụ thuộc vào hệ thống giáo dục phát triển nhằm đào tạo nhiều tài năng ở nhiều lĩnh vực. "Cây trồng kiến thức có mùi vị đắng nhưng quả ngọt ngào" nên chúng ta cần cố gắng trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để thu hoạch những thành tựu ngọt ngào trong cuộc sống.
 

Nghị luận xã hội về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay - Bài làm 4

Ngu dốt không làm nhục nhiều bằng việc từ chối học hỏi'. Điều này đúng, nếu bạn không chịu học hỏi, bạn sẽ bị đẩy lùi trong thế giới hiện đại. Nhưng ngày nay, hiện tượng học đối phó trở nên phổ biến ở học sinh các cấp và gây nhiều vấn đề xấu cho nền giáo dục quốc gia.

Học tập không chỉ là việc thu thập kiến thức trên sách, mà còn là quá trình kết hợp giữa 'học' và 'hành'. Nếu bạn chỉ coi việc học là để đạt điểm số cao, bất kể mọi thủ đoạn để làm vui lòng bố mẹ, đó là học đối phó. 'Học đối phó' là học với thái độ chống đối, chỉ học để vượt qua mà không có đam mê hay hứng thú. Học đối phó làm mất đi sự sáng tạo và kỹ năng tư duy. Khi đối mặt với đề thi khó, những người học đối phó thường trở nên lạc quan và không tập trung, dẫn đến kết quả thi kém.

Người học đối phó không trung thực trong học tập, không tự giác khi làm bài mà chỉ chờ sao chép từ bạn bè hoặc từ internet để đạt điểm số cao. Họ cũng thiếu nghiêm túc trong giờ học, thụ động và làm việc đơn lẻ, phải dựa vào sự giúp đỡ từ bạn bè khi gặp khó khăn. Học đối phó làm cho học sinh chỉ dựa vào tài liệu có sẵn mà không tư duy. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và khó khăn cho giáo viên trong việc đánh giá năng lực thực tế của học sinh.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học đối phó là do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh không cao, họ không xác định rõ mục tiêu học tập nên dễ nản chí khi gặp khó khăn và không có ý thức tìm hướng giải quyết. Áp lực từ điểm số do gia đình cũng là nguyên nhân khiến học sinh học chống đối. Gia đình thường ép con học một cách quá mạnh mẽ, làm mất hứng thú học tập. Cũng có những giáo viên giao bài tập về nhà quá nhiều, khiến nhiều học sinh chán nản và chọn cách chép bài để nhanh chóng hoàn thành.

Để khắc phục tình trạng học chống đối ở học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục, mỗi học sinh cần thái độ nghiêm túc, xác định mục tiêu học tập và ý thức về tầm quan trọng của việc tự học. Việc đọc và làm bài tập trước ở nhà giúp tự tin khi tham gia lớp học. Quan trọng nhất, gia đình và nhà trường cần quan tâm, giám sát và hỗ trợ học sinh, tạo môi trường học tập tích cực để giảm áp lực và làm cho việc học trở nên thú vị hơn.

Tại sao việc 'trồng người' lại phải mất cả 'trăm năm'? Vì con người là những chủ nhân xây dựng đất nước. Đất nước phồn thịnh là nhờ có nền giáo dục phát triển, đào tạo ra nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực. 'Rễ của học vấn có đắng mà quả ngọt' nên mỗi người cần phải trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để có những thành công ngọt ngào trong cuộc sống.
 

Nghị luận xã hội về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay - Bài làm 5

Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không chỉ với nhà trường mà còn ở trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và lan rộng ra.

Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc một môn học nào đó. Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc gần như là không có.

Xét về một khía cạnh nào đó, nó đem lại những lợi ích nhất thời với học sinh. Học sinh sẽ chỉ cần dành khoảng thời gian ngắn cho việc học mà vẫn đạt một mức điểm vừa đủ để bản thân không bị đánh trượt môn. Tuy nhiên về lâu dài, nó là một phương pháp học tiêu cực. Lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ bị thu hẹp và hạn chế. Khi nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa. Hệ quả là, với kinh nghiệm non yếu cùng với kiến thức kém học sinh đó sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào đời.

Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải. Sau một ngày học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, đi học thêm, học gia sư,… Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản thân người học sinh. Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè… dẫn tới việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì ngay từ phía phụ huynh cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn về việc học hành cho con em mình. Ngoài ra, học cũng nên cho con em mình những khoảng thời gian riêng cho những hoạt động ngoại khóa. Phía nhà trường cũng cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử cho học sinh.

Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây