Chủ đề 4. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Bài 5. Bản quyền nội dung thông tin
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nội dung thông tin, bản quyền nội dung thông tin.
- Tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin.
2. Năng lực
- Giải thích được một số khái niệm liên quan đến bản quyền nội dung thông tin.
- Nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin.
- Thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin.
- Thể hiện được sự không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của bạn khi chưa được sự đồng ý...
3. Phẩm chất
Trung thực, tự trọng khi tạo nội dung thông tin.
B. CHUẨN BỊ
GV: Tư liệu hình ảnh, video, đa phương tiện (nếu có) minh hoạ nội dung thông tin, minh hoạ một số tình huống thể hiện sự tôn trọng/không tôn trọng bản quyền nội dung thông tin.
C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Hoạt động khởi động
Đoạn văn bản giới thiệu ngữ cảnh quen thuộc với HS là làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Khi làm báo tường, các em sáng tạo ra nội dung thông tin như viết bài văn phát biểu cảm nghĩ, sáng tác thơ, vẽ tranh,... Các em cũng sử dụng thông tin của người khác như trích dẫn bài văn, bài thơ,... của các tác giả khác. Đây là ngữ cảnh tự nhiên để giới thiệu cho HS về bản quyền nội dung thông tin và hướng dẫn các em cách tuân thủ luật pháp và đạo đức về bản quyền nội dung thông tin.
Hoạt động 1:Tác giả là ai?
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
Kết hợp giữa ví dụ minh hoạ và kinh nghiệm thực tiễn của HS để tiếp cận đến các khái niệm về nội dung thông tin và bản quyền nội dung thông tin. |
GV chia nhóm HS (2 - 4 HS). Các nhóm đọc yêu cầu của hoạt động khởi động.
HS thảo luận theo nhóm, kết quả thảo luận ghi chép vào vở hoặc bảng con.
Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá. |
Câu trả lời dự kiến:
- Bài thơ ở Hình 24 của tác giả Xuân Quỳnh. Bài viết trong Hình 25 của bạn Ngô Hà Trang, lớp 5A.
- Phải ghi rõ tên tác giả để người đọc biết thông tin đó do ai tạo ra. |
Câu hỏi phần khởi động luôn là câu hỏi mở, huy động kinh nghiệm của HS nên không đánh giá đúng/sai. Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận. |
1. Bản quyền nội dung thông tin
1.1 Hoạt động học
Từ hoạt động thảo luận của phẩn khởi động, GV dẫn dắt vào phần kiến thức mới. Kết quả đánh giá từ hoạt động thảo luận cho thấy: Trong đời sống và học tập, HS có thể thấy rất nhiều ví dụ minh hoạ cho nội dung thông tin và việc sử dụng nội dung thông tin. GV có thể yêu cầu HS cho thêm ví dụ về nội dung thông tin. GV phân tích các ví dụ minh hoạ để thấy rằng mỗi nội dung thông tin đều do tác giả nào đó tạo ra. Tác giả (cá nhân hoặc tổ chức sở hữu nội dung thông tin) có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin của mình. Chúng ta chỉ sử dụng nội dung thông tin khi được phép.
1.2 Chốt kiến thức
Ghi ngắn gọn, tóm tắt kiến thức mới. HS có thể ghi nội dung này vào vở.
1.3 Câu hỏi củng cố
Đáp án D.
2. Truy cập và bảo mật nội dung thông tin
2.1 Hoạt động đọc
Từ việc hình thành khái niệm bản quyền nội dung thông tin ở trên, hoạt động này nhằm mục tiêu giúp HS nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin.
Vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung thông tin thể hiện ở việc cần được tác giả cho phép và trích dẫn nguồn khi sử dụng. Điều này được minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về cách trích dẫn nguổn. GV có thể yêu cầu HS nêu thêm những ví dụ khác về cách trích dẫn nguồn tin như bài văn, bài thơ, tác phẩm mĩ thuật, âm nhạc trong SGK, bài viết trên website của trường,... Để nhấn mạnh khía cạnh đạo đức trong việc truy cập nội dung, GV có thể yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ để truy cập nội dung không hợp lệ như: sao chép bài trong giờ kiểm tra, bài báo tường không ghi rõ tác giả hoặc không trích nguồn tham khảo,...
Vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của bảo mật nội dung thông tin nhẫn mạnh ý thức bảo vệ, giữ bí mật thông tin để tránh bị đánh cắp trong quá trình sáng tạo nội dung thông tin. Thông tin bản quyền cần được công khai trên sản phẩm đã hoàn thành như ghi tên tác giả lên sản phẩm hay đăng kí bản quyền và ghi thông tin lên sản phẩm. GV có thể đưa thêm một số hình ảnh minh hoạ về thông tin bản quyền trên các sản phẩm, ví dụ:
Thông tin bản quyền phần mềm Hệ điều hành Windows 10
2.2 Chốt kiến thức
Ghi ngắn gọn, tóm tắt kiến thức mới. HS có thể ghi nội dung này vào vở.
2.3 Câu hỏi củng cố
Đáp án: 1) - b), 2) - c), 3) - a).
3. Tôn trọng tính riêng tư và bản quyển nội dung thông tin
3.1 Hoạt động 2: Em cần làm gì khi chứng kiến những tình huống sau?
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kêt quả |
Chú ý |
Thông qua tình huống thực tiễn, HS bộc lộ thái độ thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyển nội dung thông tin; thể hiện được sự không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của bạn khi chưa được sự đồng ý... |
GV chia nhóm HS (2 - 4 HS). Các nhóm đọc yêu cầu của hoạt động khởi động.
HS thảo luận theo nhóm, kết quả thảo luận ghi chép vào vở hoặc bảng con.
Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá. |
Dự kiến câu trả lời:
Tình huống 1: Hành động của Bình là vi phạm tính riêng tư, em có thể góp ý để Bình nhận ra hành động sai trái và không tiếp tục vi phạm.
Tình huống 2: Hành động của bạn Hoa là không tôn trọng bản quyền nội dung thông tin, em không đồng tình với hành động này và sẽ góp ý để bạn sửa chữa. |
Câu hỏi phần khởi động luôn là câu hỏi mở, huy động kinh nghiệm của HS nên không đánh giá đúng/sai. Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận. |
3.2 Hoạt động đọc
Từ việc phân tích hai tình huống trong Hoạt động 2, GV có thể nêu thêm một số ví dụ là những tình huống tương đối phổ biến trong hoạt động trên lớp học, trong trường học,... để HS phân tích, đánh giá và bày tỏ thái độ của mình trước mỗi tình huống đó.
Việc tôn trọng bản quyền nội dung thông tin cần được biểu hiện cụ thể bằng hành động:
- Chỉ sử dụng nội dung thông tin khi được phép.
- Ghi rõ nguồn tin.
- Diễn đạt lại hoặc ghi “phỏng theo”.
GV chốt kiến thức: Khi gặp những hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của bạn,... mà chưa có sự đổng ý thì em cần thể hiện rõ thái độ
không đồng tình, góp ý, nhắc nhở để các hiện tượng đó không tiếp diễn.
3.3 Câu hỏi củng cố
Đáp án: 1) - a), 2) - b), 3) - a).
3.4 Luyện tập
1. - Hình 27: Nguồn thông tin của ảnh 1 và 2 là Huỳnh Lãnh, ảnh 3 là Hương Đoàn. – Cần ghi rõ nguồn thông tin vì đây là quy định về bản quyền nội dung thông tin.
2.
Hành động |
Thái độ của em |
a) Đọc tin nhắn trên điện thoại của người khác mà không được phép. |
Không đồng tình vì đây là hành động vi phạm tính riêng tư. |
b) Xin phép sử dụng hình ảnh, bài viết của người khác trong bài trình chiếu và ghi rõ nguồn thông tin. |
Đồng tình vì đây là hành động đúng, thể hiện sự tôn trọng bản quyền nội dung thông tin. |
c) Chia sẻ thông tin riêng tư (nhật kí, hình ảnh,...) của người khác mà không xin phép. |
Không đồng tình vì đây là hành động vừa vi phạm tính riêng tư vừa vi phạm bản quyền nội dung thông tin. |
3.5 Vận dụng
Trong bài trình chiếu về
Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi, các bạn đã sử dụng một số thông tin từ website
thieunien.vn. Các bạn cần ghi rõ tác giả của những bài viết mà các bạn lấy thông tin tham khảo. Nếu không rõ tác giả của bài viết, có thể ghi nguồn tin là website
thieunien.vn.
D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC Bổ SUNG
- Bài học tiến hành trong 2 tiết LT.
- Một số tình huống ở Mục 3 có thể thực hiện theo phương pháp đóng vai để tích cực hoá hoạt động của HS.
- Các ngữ liệu trong bài học của SGK là một minh hoạ, GV có thể chủ động điều chỉnh để phù hợp với đặc thù địa phương và đối tượng HS.