Giải Địa lí lớp 6 sách Kết nối, bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Thứ ba - 05/03/2024 10:05
Giải Địa lí lớp 6 sách Kết nối, bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà - Trang 158, ...
1. Sông, hồ
a. Sông

Câu hỏi trang 158.
giai dia li 6 sach ket noi bai 20 cau 2

1. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, em hãy mô tả các bộ phận của một dòng sông lớn.
2. Em hãy nêu mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.

Trả lời:
1. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, Các bộ phận của một dòng sông lớn gồm có:
- Sông chính là nơi toàn bộ nước của một con sông được cung cấp nước từ các phụ lưu và đổ ra biển, đại dương bằng chi lưu.
- Chi lưu là nơi sông đổ ra biển và đại dương.
- Ranh giới lưu vực sông là toàn bộ khu vực có thể cung cấp nước cho dòng chảy.
- Phụ lưu là các con sông nhỏ cung cấp nước vào dòng chảy chính.

2. Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông
- Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.
- Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.
- Sông có nguồn cung cấp nước là băng tan: mùa lũ vào đầu mùa hạ.

Câu hỏi trang 159. 
1. Em hãy cho biết nước sông, hồ có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất.
2. Đọc thông tin trong mục b, quan sát hình 2 và dựa vào hiểu biết của em, hãy cho biết việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ có thể mang lại những lợi ích gì. Nêu ví dụ.
Trả lời:
1. Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống và sản xuất:
- Phát triển giao thông, du lịch;
- Nước sinh hoạt;
- Tưới tiêu;
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản;
- Làm thủy điện.

2. Đọc thông tin trong mục b, quan sát hình 2 và dựa vào hiểu biết của em
- Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ có thể mang lại nhiều lợi ích:
+ Hiệu quả kinh tế cao (thủy sản, thủy điện, du lịch,…).
+ Hạn chế sự lãng phí nguồn tài nguyên nước.
+ Góp phần bảo vệ tài nguyên nước, tránh ô nhiễm,...
- Ví dụ: Phát triển thủy điện Hòa Bình không chỉ có giá trị về thủy điện, cung cấp nước tưới tiêu cho người dân vùng xung quanh, mà còn có giá trị du lịch, nuôi thủy sản,…

2. Nước ngầm, nước dưới đất
Câu hỏi trang 161. 

1. Dựa vào hình 3, em hãy cho biết nước ngầm được hình thành như thế nào?
2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích gì?
3. Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.

Trả lời:
1. Dựa vào hình 3, Nước ngầm được hình thành: Sự hình thành nước ngầm là một vòng tròn khép kín, sau khi nước mưa rơi xuống đất một phần sẽ chảy ra các con sông, suối, ao, hồ và một phần thấm xuống đất, qua tầng thấm nước tạo thành nước ngầm. Nước ngầm sẽ chảy ra biển, đại dương và tham gia vào quá trình bốc hơi, tích tụ mây, tạo ra mưa.

2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích:
- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
- Nước ngầm góp phần ổn định, điều tiết dòng chảy của sông ngòi.
- Nước ngầm còn có vai trò cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.

3. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm:
- Không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước;
- Hạn chế tối đa sử dụng hóa chất;
- Sử dụng tiết kiệm nước;
- Không sử dụng chất thải tươi làm phân bón,...
 

3. Băng hà (sông)

Câu hỏi 3 trang 162. Nêu vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người.
Trả lời:
Vai trò của băng hà
- Đối với tự nhiên:
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất;
+ Cung cấp nước cho các dòng sông.
- Đối với đời sống con người: nguồn dự trữ nước ngọt trong tương lai.
 

* Luyện tập và vận dụng trang 162

1. Em hãy kể tên các nguồn nước ngọt quan trọng trên Trái Đất và tầm quan trọng của chúng đối với con người.
Trả lời:
* Các nguồn nước ngọt quan trọng trên Trái Đất: sông, hồ, nước ngầm, băng hà.
* Tầm quan trọng của các nguồn nước ngọt đối với con người
- Sông, hồ
+ Phát triển giao thông, du lịch sinh thái.
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp.
+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm thủy điện,…
- Nước ngầm
+ Cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
+ Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.
+ Cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún,…
- Băng hà
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ.
+ Cung cấp nước cho các dòng sông,…

2. Thu thập thông tin và cho biết trong các sông: sông Đà, sông Luộc, sông Đuống, sông Lô, sông nào là lưu phụ, sông nào là chi lưu của sông Hồng.
Trả lời:
Các phụ lưu, chi lưu của sông Hồng là
- Phụ lưu: sông Đà, sông Lô.
- Chi lưu: sông Đuống, sông Luộc.

3. Việc khai thác nước ngầm vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hậu quả như thế nào?
Trả lời:
Vai trò của băng hà
- Đối với tự nhiên:
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất;
+ Cung cấp nước cho các dòng sông.
- Đối với đời sống con người: nguồn dự trữ nước ngọt trong tương lai.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây