Giải Kinh tế và pháp luật 10 sách Chân trời, bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Thứ hai - 25/03/2024 09:37
Giải Kinh tế và pháp luật 10 sách Chân trời, bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường - Trang 152, ...

Mở đầu trang 152. Em hãy quan sát những tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Theo em, những tranh trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013?
Trả lời:
Những tranh trên thể hiện các nội dung liên quan đến Môi trường, Khoa học - công nghệ, Giáo dục của Hiến pháp 2013.
 

1. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế

Câu hỏi trang 153: 
- Em hãy cho biết thế nào là một nền kinh tế độc lập, tự chủ?
- Theo em, nền kinh tế Việt Nam gồm các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế nào?

Trả lời:
- Nền kinh tế độc lập, tự chủ là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết, có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
- Các hình thức sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam:
+ Sở hữu toàn dân, Sở hữu tập thể, Sở hữu tư nhân.
- Thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam:
+ Kinh tế quốc doanh;
+ Kinh tế hợp tác;
+ Kinh tế tư bản tư nhân;
+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ;
+ Kinh tế tư bản Nhà nước.
 

2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về văn hóa, giáo dục

Câu hỏi trang 154: Theo em, Nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hóa đất nước?
Trả lời:
- Nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước:
+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Câu hỏi trang 154: Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta?
Trả lời:
- Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta vì:
+ Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế: Như chúng ta đã biết, để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo.
+ Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
+ Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Câu hỏi trang 154: Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?
Trả lời:
- Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa:
+ Giúp nâng cao đời sống người dân, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống ấm no, đầy đủ, được đáp ứng các nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần. 
+ Các chính sách này cũng nhằm mục đích xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 

3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi trang 155: Theo em, có nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N không? Tại sao?
Trả lời:
- Ý tưởng của hai bạn M và N rất cần được khuyến khích.
* Giải thích: đây là những ý tưởng sáng tạo, có khả năng ứng dụng cao và nên được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày để góp phần bảo vể mội trường sống của chúng ta.

Câu hỏi trang 155: Theo em Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển khoa công nghệ của Việt Nam?
Trả lời:
- Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa trong việc tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, có ý nghĩa trong việc thu hút các sáng tạo khoa học, công nghệ góp phần vào sự phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam.

Câu hỏi trang 155: Các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại Hiến pháp:
Giúp quản lí, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Xử lí nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. 
=> Phát triển nền khoa học và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
 

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi trang 155: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: Nhân ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4), trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em với sự tham gia của toàn thể học sinh. Các em thích thú tham gia với rất nhiều tiết mục như: múa cồng chiêng của các dân tộc anh em khu vực Tây Nguyên; múa Rám Vòng (múa vòng tròn) của người Khmer Nam Bộ, hát quan họ...
Trường hợp 2: Anh H có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh máy rửa tay tự động. Khi anh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh P để đăng kí thành lập doanh nghiệp thì được chị E (chuyên viên phòng Đăng kí doanh nghiệp) thông tin rằng: Hạn mức đăng kí kinh doanh máy rửa tay năm 2021 đã hết nên không thể duyệt hồ sơ của anh H.

Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A và hành vi của chị E ?
Trả lời:
- Việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các hoạt động về văn hóa khi đã tham gia cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em.
- Hành vi của chị E không đúng khi đã không duyệt hồ sơ của anh H, chị E đã không thực hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ.

Luyện tập 1 trang 157: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a, Nhà nước coi việc phát triển giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ là nền tảng cho sự phát triển đất nước.
b, Trách nhiệm bảo vệ môi trường chỉ thuộc về các cơ quan chức năng.
c, Nhà nước khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần.
d, Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trả lời:
- Ý kiến a - Em đồng tình với ý kiến trên vì Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, Nhà nước coi trọng việc phát triển giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ vì vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao vào tay mình. Để hoàn thành sứ mệnh đó, muốn trở thành những con người đủ đức, đủ tài, có thể gánh vác được những trọng trách mà cách mạng giao phó và làm chủ tương lai một cách xứng đáng thì phải nhờ rất lớn vào việc học tập, đó chính là vai trò của giáo dục.
- Ý kiến b - Em không đồng tình với ý kiến trên vì trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về tất cả con người từ các cơ quan, tổ chức đến cá nhân.
- Ý kiến c - Em đồng tình với ý kiến trên vì nền kinh tế nhiều thành phần sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn nhưng trong đó nền kinh tế nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo.
- Ý kiến d - Em đồng tình với ý kiến trên vì những khu vực như miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đều là những nơi có điều kiện vật chất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp vì vậy ưu tiên phát triển giáo dục ở những nơi này góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đưa đất nước phát triển toàn diện.

Luyện tập 2 trang 158: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?

Trả lời:
- Trường hợp a - S đã tích cực tìm tòi khoa học công nghệ để chế tạo thành công máy lọc nước mặn cầm tay để giúp người dân ở những vùng ngập mặn có được nước ngọt.
- Trường hợp b - Chị B đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ của mình trong bảo vệ môi trường khi đã khuyến khích mọi người trong gia đình cùng phân loại rác thải trước khi xử lí.
- Trường hợp c - Ông D đã có ý thức trong việc phát triển văn học nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của các em học sinh khi đã mở tiệm photocopy để sao chép sách, truyện, tranh ảnh.
- Trường hợp d - D đã ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giới thiệu và phát triển nền văn hóa Việt Nam đến bạn bè nước ngoài.

Luyện tập 3 trang 158: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013? Em có nhận xét gì về ý kiến của A và B?
Trả lời:
- Tình huống trên thể hiện nội dung của Hiến pháp năm 2013: 
  "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề."
- Nhận xét ý kiến của A và B: đều có cơ sở. Nếu A và B về dạy ở trường chuyên sẽ có điều kiện tốt để phát triển bản thân và có mức thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, B lại nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với việc phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn. Thường sẽ không có nhiều giáo viên trẻ chấp nhận hy sinh như vậy.
=> Do đó, hành động của B rất đáng được biểu dương và khuyến khích.

Luyện tập 4 trang 158: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

- Em có nhận xét gì về ý kiến của N và H?
- Theo em, văn hóa và khoa học - công nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống? Và vì sao chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên?

Trả lời:
- Ý kiến của N và H đều đúng tuy nhiên chưa đủ vì một đất nước phát triển toàn diện là một đất nước phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và khoa học công nghệ,…Những lĩnh vực này sẽ đóng góp một phần vai trò vào sự phát triển chung của đất nước.
- Vai trò của văn hóa, khoa học và công nghệ:
+ Cơ sở cho sự phát triển kinh tế
+ Xây dựng đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Nâng cao đời sống của người dân.
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên vì chỉ có thể đất nước mới có thể phát triển, đời sống của nhân dân mới có thể được đảm bảo.

Vận dụng 1 trang 159: Em hãy thiết kế một băng rôn tuyên truyền nội dung Hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
Trả lời:
(*) Gợi ý nội dung băng rôn:
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” - Hồ Chí Minh
- Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Vận dụng 2 trang 159: Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về đề tài: “Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai”.
Bài tham khảo
  Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,… Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu,… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,… Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo. Dẫn đến hậu quả: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trực tiếp như: Bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước… Nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống. Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch,... Cần đưa ra giải pháp hiệu quả và tức thời như: Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người… Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm... Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống. Đồng thời, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây