Câu hỏi trang 161: Em hãy theo dõi thông tin dưới dây và thực hiện yêu cầu.
- Chỉ ra vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước.
- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Trả lời:
- Vị trí của Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Vị trí của Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn của của Quốc hội và Hội đồng nhân dân:
Quốc hội: thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước.
=> Ví dụ: Quốc hội thảo luận sửa đổi Hiến pháp.
Hội đồng nhân dân các cấp: đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
=> Ví dụ: Hội đồng nhân dân đại diện cho người dân địa phương đưa ra các câu hỏi chất vấn Quốc hội.
Câu hỏi trang 162: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Cho biết vị trí của Chính phủ và Ủy ban nhân dân trong bộ máy nhà nước.
- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
Trả lời:
- Vị trí của Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của nhà nước.
- Vị trí của Ủy ban nhân dân: Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ:
- Các nhiệm vụ và quyền hạn của của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân:
+ Chính phủ: thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
+ Uỷ ban nhân dân: chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
=> Ví dụ:
+ Chính phủ chỉ đạo, quyết định chính sách cụ thể nhằm hướng nghiệp tạo việc làm, đảm bảo chế độ bảo hiểm lao động.
+ UBND phường tiến hành làm thủ tục đăng kí kết hôn cho công dân.
Câu hỏi trang 163: Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ về chức năng của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.
Trả lời:
- Chức năng và nhiệm vụ của tòa án nhân dân:
+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
- Chức năng và nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Ví dụ: Nguyễn Văn A bị khởi tố bị can và bị tạm giam về tội giết người. Quá trình điều
tra đã chứng minh A không thực hiện hành vi giết người. Viện kiểm sát đã quyết định hủy bỏ quyết định tạm giam, Cơ quan điều tra đã quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can A. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A được bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi trang 164: Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Theo em, tại sao Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội?
Trả lời:
- Vị trí: Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại.
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội vì Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, toàn bộ hoạt động của Chủ tịch nước chịu sự giám sát của Quốc hội.
Câu hỏi trang 164:
- Em hãy nêu chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
- Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Trả lời:
- Chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước:
+ Hội đồng bầu cử quốc gia: tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hường dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Kiểm toán nhà nước: hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công.
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước:
+ Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
+ Kiểm toán nhà nước: Tổng kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kì của Tổng Kiếm toán nhà nước do luật định.
Luyện tập 1 trang 166: Vấn đề: là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em cần thực hiện hành vi gì để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước?
Trả lời:
- Để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước em cần:
+ Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Xác định rõ trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
+ Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Luyện tập 2 trang 166: Em hãy thảo luận nhóm vấn đề sau và đề xuất hành động.
Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em cần thực hiện hành vi gì để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước?
Trả lời:
- Là công dân nước CHXHCNVN, em cần thực hiện hành vi để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước:
+ Có những hiểu biết nhất định về cơ cấu tố chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận của bộ máy nhà nước; thực hiện quyền bầu cử khi đủ điều kiện
+ Có những đóng góp mang tính xây dựng để góp phần kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Không lan truyền những thông tin xuyên tạc, không chính thống với mục đích bôi nhọ, làm giảm uy tín của bộ máy nhà nước.
Luyện tập 3 trang 166: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:
Nếu là anh P, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Nếu là anh P em sẽ nói với chị V rằng việc đóng góp ý kiến về xây dựng Nhà văn hóa xã là quyền và nghĩa vụ của công dân, công dân hoàn toàn có quyền được góp ý kiến của mình trước chính quyền.
Vận dụng trang 166: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.
Trả lời:
Sơ đồ Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013