Con người có thể chấp nhận khoảng cách về ngoại hình, chiều cao thân thể, thu nhập và địa vị, lại rất ít có khả năng chấp nhận khoảng cách về trí lực. Khi Roosevelt làm chủ Nhà Trắng, ông thừa nhận: nếu quyết sách của ông có xác suất đúng 75%, như vậy có nghĩa là đạt được tiêu chuẩn cao nhất mà ông dự tính. Kiệt xuất như Roosevelt mà hy vọng lớn nhất cũng chỉ có thế, vậy thì tôi và bạn thế nào?
Mỗi người đều tin về năng lực và sức phán đoán của bản thân, nếu bạn nói rõ với người khác là: anh sai rồi, bạn cho rằng anh ta sẽ đồng ý với mình sao? Tuyệt đối không bao giờ!
Bởi vì như vậy đã đánh trực tiếp vào trí thông minh, năng lực phán đoán và lòng tự tôn của anh ta. Điều đó chỉ khiến anh ta phản bác lại, tuyệt đối không thể làm anh ta thay đổi chủ ý. Dù rằng đưa ra tất cả nào là lôgích của Bach hay Kant cũng chẳng thay đổi được ý kiến của anh ta. Bởi vì bạn đã làm tổn thương đến tình cảm của anh ta.
Người có “Tuệ nhãn” tuyệt đối không nói: “Được! Tôi sẽ chứng minh cho anh xem! Nói như vậy là sai lầm, sai nghiêm trọng!”. Như vậy chẳng khác nào nói rằng: “Tôi thông minh hơn anh. Tôi phải bảo cho anh biết một vài điều để anh thay đổi cách nhìn”. Chẳng còn nghi ngờ gì, thế là đã cắt đứt con đường thoái của mình rồi.
Đó là một cách khiêu chiến đầy thách thức. Như vậy sẽ dẫn đến tranh chấp, khiến cho đối phương bắt đầu xa lánh, chuẩn bị nghênh chiến với bạn.
Dù trong tình huống hoàn toàn thuận tiện nhất, muốn làm thay đổi chủ ý của người khác đều không dễ dàng. Nếu bạn muốn chứng minh điều gì, phải chú trọng tới phương pháp, làm cho đối phương có sức hấp dẫn đối với chứng minh của bạn, khiến họ vô tình tiếp thu ý kiến của bạn. Cũng có nghĩa là phải sử dụng phương pháp như không có chuyên gì xảy ra để dẫn dụ người khác, nhắc nhở điều mà anh ta không biết dường như là anh ta quên.
Giống như nhà chính trị Charles người Anh ở thế kỷ XIX dạy con trai mình rằng: “Muốn thông minh hơn người khác - nếu có thể, đừng bao giờ nói với mọi người rằng con thông minh hơn ai cả”.
“Nếu có người nói một câu mà con cho là sai lầm - dù con biết là sai, con phải nói thế này mới hay: Ồ, như thế hả! Tôi lại có một cách nghĩ khác. Nếu tôi sai, tôi rất muốn được sửa lỗi. Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề nhé”.
Dùng những câu như “Tôi có lẽ chưa đúng”, “Tôi thường suy nghĩ khác”, “Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề...” quả là đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.
Đáng tiếc là rất ít người nói như vậy. Nhưng, chỉ có như thế mới là phương pháp có hiệu quả một cách tích cực. Có một lần nhà báo phỏng vấn nhà thám hiểm và nhà khoa học Steven. Ông sống 11 năm ở vùng Bắc Cực, trong đó ngoài 6 năm ăn thịt thú rừng và uống nước lã, chẳng còn thứ gì khác. Ông nói với nhà báo một thực nghiệm mà mình đã trải qua, sau đó, nhà báo hỏi ông định chứng minh điều gì qua thí nghiệm này. Ông nói: “Nhà khoa học chẳng bao giờ định chứng minh điều gì. Họ chỉ muốn tìm kiếm sự thực”.
Có lẽ cách suy nghĩ khoa học một chút sẽ làm thay đổi những sự thực này.
Bạn thừa nhận bản thân có thể đã sai lầm tuyệt nhiên chẳng gây ra phiền não gì. Bởi vì nói như thế, không chỉ tránh được những tranh chấp, mà còn có thể khiến cho đối phương mở lòng rộng rãi đối với bạn, đồng thời còn khiến cho anh ta thừa nhận mình có thể đã sai.
Bởi thế, bất kể gặp phải chuyện gì đều không cần phải tranh biện với khách hàng, chồng hay người phản bác của bạn, đừng có một mực chỉ trích anh ta sai, cũng đừng có đả kích anh ta, mà nên có “cái thuật” nhường bước khi cần thiết. Chú trọng phương pháp một chút mới có thể làm thay đổi ý kiến của anh ta.
Trước khi chúa Jesus ra đời hơn 2000 năm, Quốc vương Anado, Ai Cập từng có một lời khuyên chân thành và sáng suốt với con trai mình - lời khuyên chân thành này vẫn còn có ý nghĩa hết sức quan trọng với chúng ta hôm nay: “Khiêm tốn một chút, nó có thể khiến cho con cầu được ước thấy”.