Đầu hàng là sự thất bại hoàn toàn, giảng hòa là thất bại một nửa, còn rút lui lại chưa hẳn là thất bại, ngược lại có khi chuyển bại thành thắng.
Trong “Ba mươi sáu kế” thì “Tẩu vi thượng” là kế sau cùng. Kế đó viết rằng: “Toàn sư tị địch, Tả thứ vô cữu, Vị thất thường dã” (Toàn quân rút lui, tránh khỏi quân giặc, lấy thoái làm tiến, chờ thời cơ đánh giặc). Đây là phép tắc dùng binh thông thường không thể làm khác.
“Tẩu”, xét trên bề mặt như là rút lui, thực tế là chiến thuật cao nhất. Nó có tính thực dụng thiết thực.
Kế sách “Tẩu” xét trên phương diện làm người hay xử lý công việc, có câu “Lúc tiến, lúc thoái”. Lúc tiến lúc thoái không phải tượng trưng cho sự hèn yếu, mà là biểu hiện của “Tuệ nhãn”.
Trong cuốn “Mật thành tú tài thư” của Tô Đông Pha có nói: “Tôi đem cả con người mình giao cho ông trời, nghe ông mà chuyển vận, thuận theo mà đi, gặp phải chỗ trũng thì dừng lại. Như vậy bất kể là đi hay dừng đều chẳng có chỗ nào không tốt cả”. Tô Đông Pha chủ trương, con người nên thuận theo ý trời, tiến thoái không gắng cầu.
Trang Tử từng nói: “Nghèo cùng đều vui”; Tô Thức thì nói: “Tiến thoái như ý”. Bất kể là sự nghèo cùng của Trang Tử hay tiến thoái của Tô Thức đều nhằm chỉ một thứ sách lược trong khi xử lý công việc. Nghèo cùng là chỉ tình huống gặp phải trên thực tế. Tiến thoái nhằm chỉ trạng thái tâm lý và hành động chủ quan của con người. Trang Tử cho rằng, mọi việc thuận theo tự nhiên, không gắng sức cầu, mới có thể sống cuộc đời an vui tự do. Tô Đông Pha cho rằng, con người chỉ có yên theo dòng chảy của thời đại, thuận theo phép tắc của tự nhiên mới có thể tiến thoái như ý, nghèo cùng vẫn vui. Như vậy thấy rằng, tiến thoái chính là đạo lý lớn, trí tuệ lớn để làm người.
Chúng ta thường nói: “Làm người không nên tuyệt đối hóa. Nói chuyện không nên quá lời”. Liêm Pha bảo thủ, ngang ngạnh cứ đi miệt thị Lạn Tương Như, cuối cùng không thể không cho chịu hình phạt cởi trần đội gai, sau phải đến nhà để tạ tội với Lạn Tương Như. Trịnh Trang Công vì nói “quá lời”, nên phải đào đất tới “Suối vàng” mới gặp được cha mẹ. Vì thế Tục ngữ có câu: “Mọi chuyện phải để chừa một đường, ngày sau còn gặp mặt nhau”.
Mọi chuyện đều có thể để lại chỗ chừa mới có thể tránh đi đến chỗ cực đoan, đặc biệt đối với những khi cần cân nhắc tiến thoái, được mất, trong lúc xử lý phải chú ý, thích hợp thì tiếp tục, bằng không dừng lại, cố gắng làm thấy kết quả tốt thì thu gom.