Hướng dẫn dạy học Tin học 5, bài 1. Em có thể làm gì với máy tính?

Thứ hai - 15/07/2024 11:14
Hướng dẫn dạy học Tin học 5 Kết nối tri thức với cuộc sống, bài 1. Em có thể làm gì với máy tính? Chủ đề 1. Máy tính và em.
Hướng dẫn dạy học Tin học 5, bài 1. Em có thể làm gì với máy tính?
Chủ đề 1. Máy tính và em
Bài 1. Em có thể làm gì với máy tính?
 
A. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
Nhận ra những ứng dụng hữu ích trên máy tính có thể giúp em thực hiện nhiều công việc một cách hiệu quả.
2. Năng lực
- Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân.
- Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.
3. Phẩm chất
Có ý thức tự lập trong việc học tập và bổ sung kiến thức, kĩ năng, sử dụng hiệu quả các tiến bộ của Tin học để nâng cao năng lực mọi mặt của mình.

B. Chuẩn bị
GV:
- Chuẩn bị một số phần mềm học tập để HS được trải nghiệm trước khi đưa ra câu trả lời về những điều có thể làm được với máy tính. Đó là những phần mềm HS được học ở lớp 3 và lớp 4 như phần mềm trình chiếu, phần mềm xử lí văn bản, phần mềm luyện gõ phím, phần mềm ngôn ngữ lập trình trực quan, YouTube,... và có thể một số phần mềm thông dụng trên điện thoại của GV như xem thời tiết, đọc báo, gọi điện thoại, chụp ảnh,...
- Gửi liên kết tới trò chơi Mê cung trên Internet tới các máy trong phòng TH (nếu có kết nối Internet) hoặc tải trò chơi Mê cung và cài đặt vào các máy tính (nếu không có kết nối Internet hoặc muốn chương trình hoạt động ổn định hơn) theo liên kết sau: https://scratch.mit.edu/projects/863962024/fullscreen/

C. Gợi ý các hoạt động dạy học chủ yếu
I. Hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động gồm hai đoạn văn bản, đoạn thứ nhất nêu lên một thực tế sử dụng máy tính hằng ngày của các HS mà bạn An là đại diện. Đoạn thứ hai đưa ra tình huống nhằm hướng HS bổ sung những ứng dụng hữu ích, phù hợp với độ tuổi của HS lớp 5.
Phần khởi động này có thể được sử dụng để mô tả bối cảnh cho Hoạt động ở Mục 1.
1. Em có thể làm gì với máy tính?
Hoạt động: Em đã sử dụng phần mềm máy tính để làm gì?
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
Thông qua các phần mềm, HS nhận ra nhiều hoạt động được máy tính hỗ trợ trở nên đa dạng, sinh động hơn, đem lại hiệu quả cao hơn khi không sử dụng máy tính. - HS trải nghiệm hoặc được giới thiệu ít nhất một phần mềm.
Hoạt động được thực hiện theo nhóm để nêu ra các ví dụ. - Chia sẻ câu trả lời với cả lớp.
GV phân loại ví dụ theo năm nhóm: giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác và tạo ra sản phẩm số.
Đánh giá theo số lượng ví dụ được nêu. Thời gian cho hoạt động: 15 phút.

Lưu ý:
Qua các phần mềm, HS được gợi ý để nêu những ví dụ về các hoạt động đa dạng được máy tính hỗ trợ mang lại hiệu quả cao hơn và trình bày cho cả lớp.
Ngoài những công việc đã được làm quen ở lớp 3 và lớp 4 như trình chiếu, xử lí văn bản, luyện gõ phím, lập trình, xem video,... có thể kể thêm một số ví dụ như đọc báo, gọi điện thoại, chụp ảnh,...
Các ví dụ được chia thành nhóm, phù hợp với yêu cầu cần đạt (YCCĐ): giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác và tạo ra sản phẩm số.

1.a Hoạt động đọc
Mặc dù HS mới chỉ được học cách sử dụng một số phần mềm nhùng các em có thể nhận ra nhiều phần mềm khác được sử dụng vào công việc nào. Thông qua việc kể tên và chức năng của phần mềm, HS hoàn thành được yêu Cầu đầu tiên của bài học: Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn và tạo ra sản phẩm sô' theo ý tưởng của bản thân.

Những ứng dụng trên máy tính đã được học ở lớp 3 và lớp 4, bao gồm: cách sử dụng chuột; cách gõ bàn phím; cách khởi động và tắt máy tính; tìm kiếm trên Internet theo từ khoá; soạn thảo văn bản; tạo bài trình chiếu.
Những ứng dụng trên máy tính mà HS có thể tự làm quen mà không nhất thiết được học trên lớp như: ứng dụng lịch, đồng hổ, dự báo thời tiết,...; trò chơi trên máy tính; ngôn ngữ lập trình; phẩn mểm nghe nhạc, xem video; một số phần mềm học tập; phần mềm giúp trao đổi thông tin; nền tảng hỗ trợ học trực tuyến; phần mềm văn phòng;...

1.b Chốt kiến thức
Ghi ngắn gọn, tóm tắt kiến thức mới. HS có thể ghi nội dung này vào vở.

1.c Câu hỏi củng c
Câu hỏi củng cố nhằm đạt được mục tiêu thứ hai của bài học. Sự hứng thú của HS thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.

2. Thực hành chơi trò chơi Mê cung trên máy tính
- Mặc dù SGK đã hướng dẫn cách chơi nhưng GV cũng nên mô tả lại cho HS dễ hiểu hơn. Ngoài ra, cũng giúp các em nhận ra trò chơi đó là sự thể hiện một kịch bản, có thể quan sát được qua chương trình máy tính của trò chơi.
- HS có thể tiến hành chơi qua Internet theo liên kết sau: https://scratch.mit.edu/projects/863962024/fullscreen/
- Nếu không có kết nối Internet hoặc muốn chương trình hoạt động ổn định hơn, GV nên tải trò chơi và cài đặt vào các máy tính.
- YCCĐ thứ hai của bài học cũng được nhấn mạnh qua nhận định: “Nếu chăm chỉ học tập và tìm hiểu, em cting có thể tự mình viết được những chương trình trò chơi thú vị như vậy”.
2.1 Luyện tập
Việc nêu một ví dụ hoạt động nào được máy tính hỗ trợ bằng phần mềm nào cho HS cơ hội suy nghĩ, duyệt qua nhiều ứng dụng của máy tính trong công việc hằng ngày. Các em sẽ nhận ra rằng có thể cải thiện kĩ năng sử dụng máy tính để những công việc đó trở nên hiệu quả hơn.
2.2 Vận dụng
HS chỉ cần kể tên một sản phẩm số mà các em có thể tạo ra và mô tả cách máy tính giúp con người tạo ra sản phẩm đó mà không phải thực hiện tạo ra sản phẩm đó ngay trên lớp học.

III. Một số lưu ý và kiến thức bổ sung
- Lưu ý rằng yêu cầu “Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn” là yêu cầu khó. Yêu cầu đó đạt được một phần qua câu hỏi củng cố của Mục 1, một phần đạt được thông qua hoạt động TH (Mục 2) để HS nhận thấy các em có thể làm ra những sản phẩm thú vị như một trò chơi trên máy tính.
- Hoạt động TH trong Mục 2 còn cho HS cơ hội nhận ra trò chơi trên máy tính là một chương trình và từng bước làm quen với những câu lệnh mà các em sẽ được học ở Chủ đề 6.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây