Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo, bài 7: Thực hành tiếng Việt - Trang 34

Thứ ba - 20/02/2024 09:00
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo, bài 7: Thực hành tiếng Việt - Trang 34.
Câu 1 trang 34 . Đọc các câu sau:
- Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.
- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.
a. Giải thích nghĩa của các từ "trong” ở hai ví dụ trên.
b. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?
c. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một tử đa nghĩa?

Trả lời:
a. 
- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.
- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b. Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c. Từ "trong ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.

Câu 2 trang 34. Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:
a. Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên.
b. Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đồng âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?
Trả lời:
a. Giải thích nghĩa như sau:
Cánh buồm: bộ phận của thuyền buồm, giúp thuyền di chuyển trên mặt nước nhờ sức gió tác động vào cánh buồm
Cánh chim: bộ phận của loài chim, giúp chung bay lượn trên không trung
Cánh cửa: bộ phận của ngôi nhà, được gắn vào khung bằng tấm bản lề, giúp che lại lói ra vào trong nhà
Cánh tay: bộ phận cơ thể người, mọc ra từ phía vai, giúp con người cầm, nắm, thực hiện các hoạt động thường ngày
b. Các từ "cánh" trong ví dụ là từ đa nghĩa. Vì chúng đều có điểm chung là một bộ phận của sự vật lớn hơn (cái thuyền, con chim, ngôi nhà, con người) và có tác dụng quan trọng, giúp đỡ cho sự vật đó

Câu 3 trang 34. Tìm hai từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.
Trả lời:
* Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt mía, mắt bão, mắt lưới
- Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
- Nghĩa chuyển:
+ chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây(mắt tre, mắt mía)
+ bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt)
+ phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão)
* Tai
- Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
- Nghĩa chuyển:
+ bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm)
+ điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng)

Câu 4 trang 34. Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:
Trùng trục nhút con bò thui,
Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

a. Câu đố này đố về con gì?
b. Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.
Trả lời:
a. Câu đố đố về con bò
b. Điều thú vị là tác giả đã sự dụng hiện tượng đồng âm, để nói về các bộ phận đã được nấu "chín" của con bò

Câu 5 trang 34. Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.
Trả lời:
* Một số ví dụ về hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo là:
- Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
- Hổ mang bò trên núi
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Câu 6 trang 34. Đọc đoạn thơ sau:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
Trả lời:
a) Biện pháp tu từ: điệp từ "thấy", "không thấy", "có"
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

b) Tác dụng: Khắc họa sự rộng lớn, hấp dẫn của thế giới ngoài xa kia với rất nhiều điều thú vị, mới lạ mà con chưa được biết đến, từ đó khơi gợi sự tò mò, thôi thúc người con khám phá.

Câu 7 trang 35. Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:
a. Chỉ ra các từ láy.
b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.
Trả lời:
a. Các từ láy trong bài thơ Những cánh buồm: rực rỡ, lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì
b. Tác dụng của từ láy: tạo âm điệu, sự gợi hình cho câu thơ, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và tưởng tượng ra những hình ảnh và cảm xúc của người cha trên bãi biển

Viết ngắn. Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Đoạn văn tham khảo:
Ước mơ là gì mà nó lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người đặc biệt là đối với tuổi thơ của chúng ta? Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Tôi cũng có những ước mơ như thế trong suốt chiều dài tuổi thơ của mình. Tôi may mắn có một gia đình hạnh phúc và được sống trong tình yêu thương vô bờ của mẹ cha. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây