1. Các dạng địa hình
Câu hỏi trang 136.
1. Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 -97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.
3. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
4. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.
Trả lời:
1. Sự khác nhau giữa núi và đồi:
|
Núi |
Đồi |
Quá trình hình thành |
Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước |
Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi |
Dạng địa hình |
Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh |
Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh |
So với mực nước biển |
Từ 500 mét trở lên |
Không quá 200m |
Hình dạng núi |
Có đỉnh nhọn, sườn dốc |
Đỉnh tròn, sườn thoải |
2. Một số dãy núi lớn trên thế giới: Hi-ma-lay-a, An-đét, Bruc-xơ, Drê-xen-bec, An-pơ, Thiên Sơn, An-lát,...
3. Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:
|
Đồng bằng |
Cao nguyên |
Độ cao |
Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. |
Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. |
Hình thái |
Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. |
Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách. |
Giá trị kinh tế |
Mọi hoạt động của con người, thuận lợi tưới tiêu, trồng cây lương thực. |
Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. |
4. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97)
* Một số cao nguyên: CN. Mông Cổ (trang 97), CN. Kim-boc-li (trang 97), CN. Cô-lô-ra-đô (trang 96), CN. Pa-ta-co-nj (trang 96)
* Một số đồng bằng: ĐB.Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Xcan-đi-na-vi, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. La-not (trang 96)
2. Khoáng sản
Câu hỏi trang 137.
1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đâu là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi. Giải thích vì sao?
2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sán.
3. Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit.
Trả lời:
1. Các khoáng sản là: than đá, đá vôi, cát,...
2. Một số vật dụng làm từ khoáng sản là: cầu trì, dây điện, xe máy, tủ, thìa,…
3. Sắp xếp theo bảng
Nhóm khoáng sản |
Khoáng sản |
Năng lượng |
Nước khoáng, than bùn, khí thiên nhiên |
Kim loại |
Vàng, kim cương, ni-ken, bô-xít (đen) |
Phi kim loại |
Phốt phát, cao lanh |
Luyện tập và vận dụng trang 138.
Câu 1. Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
Trả lời:
Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:
Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc
Đồi: là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
Cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh
Đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển
Câu 2. Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?
Trả lời:
Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng một số vật liệu có nguồn gốc từ khoảng sản như: cát, đá vôi, khoáng sản làm xi măng, khoáng sản làm đá lát, sắt, chì, khoáng sản làm nguyên liệu gốm sứ - thủy tinh,...
Câu 3. Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
1. Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.
Trả lời:
Một số địa danh tiêu biểu như:
Đồi chè Cầu Đất
Cao nguyên đá Đồng Văn
2. Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, chỉ 2 đơn vị được phép khai thác và bán than trong nước là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc.
Theo báo cáo tổng hợp của Ban Kế hoạch thuộc TKV, hết 9 tháng năm 2021 các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn đạt từ 75 - 84% kế hoạch năm. Tập đoàn sản xuất được 29,67 triệu tấn than, đạt 77% kế hoạch năm; tiêu thụ đạt 33,23 triệu tấn than, đạt 79% kế hoạch năm.
Hiện trạng khai thác và chế biến quặng sắt
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.
Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt
Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng.
Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu