Giải Kinh tế và pháp luật 10 sách Chân trời, bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Chủ nhật - 24/03/2024 09:08
Giải Kinh tế và pháp luật 10 sách Chân trời, bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật - Trang 122, ...
Mở đầu trang 122. Em hãy quan sát hình dưới đây và thực hiện yêu cầu.

- Em hãy chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản trên.
Trả lời:
1. Hiến pháp:
- Là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền.
- Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.
2. Luật tố tụng dân sự:
- Luật tố tụng dân sự là ngành luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật tố tụng dân sự quy định những vấn đề về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; giáo dục mọi người ý thức tôn trọng và tự giác tuân theo pháp luật và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3. Luật hình sự: Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm.
4. Luật Tố tụng hình sự: hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.
 

1. Hệ thống pháp luật

Câu hỏi trang 123: Theo em, hệ thống pháp luật là gì?
Trả lời:
- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật; được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định.

Câu hỏi trang 123: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa từng yếu tố.
Trả lời:
- Hệ thống pháp luật cấu thành từ ba yếu tố:
+ Quy phạm pháp luật
+ Chế định pháp luật
+ Ngành luật.
- Ví dụ:
+ Quy phạm pháp luật: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
+ Chế định pháp luật: ngành luật Dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả... Ngành luật Hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân...
+ Ngành luật: Bộ luật Dân sự, bộ luật Kinh tế, bộ luật Hình sự,…

Câu hỏi trang 124: Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào?
Trả lời:
- Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật, đó là các ngành luật: 
+ Luật Hiến pháp
+ Luật Hành chính
+ Luật Hình sự
+ Luật Tố tụng hình sự
+ Luật Dân sự
+ Luât Tố tụng dân sự
+ Luật Hôn nhân và gia đình
+ Luật Kinh tế
+ Luật Tài chính
+ Luật Ngân hàng
+ Luật Đất đai
+ Luật lao động

Câu hỏi trang 124: Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật?
Trả lời:
- Hiểu biết về luật Hình sự:
- Bộ luật hình sự là đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.
- Đối tượng của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
- Nhiệm vụ: bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là:
+ Bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa;
+ Là công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm;
+ Giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
 

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Câu hỏi trang 126: Em hãy cho biết văn bản quy phạm pháp luật là gì? Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như thế nào?
Trả lời:
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Theo em, các văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lí.

Câu hỏi trang 126: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong phát biểu:
- Thưa cô, quy định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.
B trả lời:
- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện một lần trong thực hiện.
Cả hai tranh luận khá sôi nổi nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.

- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.
- Phân biệt:
Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
Khái niệm - Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. - Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.
Thẩm quyền ban hành - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
Nội dung ban hành - Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. - Chứa quy tắc xử sự riêng.
- Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.
- Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.
Tên gọi - Có quy định các hình thức. - Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.
Phạm vi áp dụng - Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. - Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản
Cơ sở ban hành - Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật. - Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật
Thời gian có hiệu lực - Lâu dài. - Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

3. Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật
Câu hỏi trang 126: Em hãy quan sát hành vi được mô tả trong các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.

- Theo em, trong các hành vi trên, hành vi nào chấp hành đúng pháp luật?
- Học sinh trung học phổ thông nên có thái độ như thế nào đối với những hành vi vi phạm pháp luật?

Trả lời:
Hành vi 2, 3, 4 là hành vi chấp hành đúng pháp luật.
- Học sinh THPT nên tìm hiểu và nghiêm túc chấp hành những quy định của pháp luật như: 
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Chấp hành quy định của Luật Giao thông đường bộ.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Đi bầu cử khi đủ tuổi theo luật định.
* Bên cạnh đó, cần có thái độ quyết liệt, lên án, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuyên truyền những hiểu biết về pháp luật của mình để nâng cao hiểu biết, ý thức cho những người xung quanh.\

Luyện tập 1 trang 127: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai. Vì sao?

Trả lời:
- Ý kiến a - Đây là nhận định sai vì chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.
- Ý kiến b - Đây là nhận định sai vì hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
- Ý kiến c - Đây là nhận định đúng vì cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, các chế định luật và ngành luật.
- Ý kiến d - Đây là nhận định sai vì hương ước, tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội.

Luyện tập 2 trang 128: Em hãy xác định văn bản quy phạm pháp luật trong các văn bản dưới đây:

Trả lời:
a - Văn bản áp dụng pháp luật
b - Văn bản áp dụng pháp luật
c - Văn bản quy phạm pháp luật
d - Văn bản áp dụng pháp luật
đ - Văn bản quy phạm pháp luật
e - Văn bản áp dụng pháp luật

Luyện tập 3 trang 128: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

- Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?
- Những hành vi nào của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật? Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật của mình bằng những hoạt động nào?

Trả lời:
- Quan điểm của A và B là đúng, thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật,
- Những hành vi của học sinh THPT em cho là vi phạm pháp luật:
+ Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
+ Gian lận trong thi cử
+ Xả rác bừa bãi ra môi trường
+ Tụ tập gây mất trật tự an ninh công cộng...
- Để hạn chế những hành vi này, học tinh nên tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tìm hiểu pháp luật ở trường, khu phố,... hưởng ứng những chương trình, cuộc thi liên quan đến pháp luật ở địa phương; theo dõi các thông tin về an ninh - trật tự, pháp luật trên các phương tiện truyền thông;...

Vận dụng 1 trang 128: Em hãy sưu tầm từ 3 đến năm văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng văn bản.
Trả lời:
- Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục:
+ Luật Giáo dục
+ Luật Giáo dục đại học
+ Luật Giáo dục nghề nghiệp
+ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
+ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
- Ví dụ về Luật Giáo dục 2019
+ Cơ quan ban hành: Quốc hội
+ Mục đích ban hành: Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
+ Đối tượng và phạm vi áp dụng: Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Vận dụng 2 trang 128: Em hãy thiết kế một sản phẩm có nội dung văn bản pháp luật Việt Nam.
Lời giải:

Trả lời:
- Hình thức: tranh vẽ, áp phích, banner,..

Hình 1 - Tranh vẽ về an toàn giao thông đường bộ

Tranh 2 - Banner về Luật Tố tụng Dân sự

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây