Giải Lịch sử lớp 6 sách Kết nối, bài 4: Nguồn gốc loài người

Thứ ba - 12/03/2024 11:05
Giải Lịch sử lớp 6 sách Kết nối, bài 4: Nguồn gốc loài người - Trang 16, ...
Câu hỏi mở đầu trang 14. Các em có biết tại sao người châu Phi có làn da đen, người châu Á da vàng, người châu Âu lại da trắng? Liệu họ có chung một nguồn gốc hay không? Nếu có thì từ đâu mà ra?
Trả lời:
Con người có chung một nguồn gốc xuất phát từ loài vượn cổ. Tùy vào điều kiện tự nhiên và sự thích ứng với môi trường sống con người có sự thay đổi về màu da. Những vùng đất ở châu Phi có xích đạo đi qua nơi ảnh hưởng nhiều nhất của ánh mặt trời, nhiệt độ nóng cao nên người châu Phi có da màu đen. Ở châu Á khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, sự ảnh hưởng của Mặt Trời không bằng châu Phi nên da có màu Vàng. Người châu Âu, nhận được lượng ánh nắng của Mặt Trời ít, quanh năm luôn có băng tuyết nên người châu Âu có da trắng. 
 

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

Câu hỏi. Dựa vào hình trên và trục thời gian (tr.16), em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.


Trả lời:
- Quá trình tiến hoá từ vựợn thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm. Quá trình tiến hóa thành người trải qua các đoạn: Vượn người; Người tối cổ; Người tinh khôn.
Ở giai đoạn vượn người: diễn ra cách đây khoảng 5 - 6 triệu năm Trước Công nguyên (TCN).
Ở giai đoạn Người tối cổ: một nhánh Vượn người đã phát triển lên thành Người tối cổ, diễn ra cách đây khoảng 4 triệu năm Trước Công nguyên (TCN).
Ở giai đoạn Người tinh khôn: Người tối cổ biến đổi thành thành người tinh khôn diễn ra cách đây khoảng 15 vạn năm Trước Công nguyên (TCN).


2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam
Câu hỏi. Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ được tìm ở Đông Nam Á trên lược đồ (hình 3, tr.18). Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?
giailich su 6 sach ket noi bai 4 cau 1
Trả lời:
- Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt, hoá thạch phát hiện trên đảo Gia-va - In-đô-nê-xi-a có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Di cốt, mảnh di cốt và những công cụ đá của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Lạng Sơn Việt Nam.
- Di chỉ đồ đá và Chiếc sọ Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.
- Ở Việt Nam, di chỉ đồ đá được tìm thấy ở Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Sơn Vi (Phú Thọ), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), di cốt hóa thạch người tối cổ được tìm thấy ở Lạng Sơn.
- Những di cốt đó chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Hay khu vực Đông Nam Á cũng là nơi diễn ra quá trình tiến hóa của loài người tinh khôn từ vượn người.

Luyện tập và vận dụng 1 trang 19. Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, hãy cho biết những bằng chứng nào chứng tỏ ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hoá từ Vươn thành người?
Trả lời:
Những bằng chứng chứng tỏ khu vực Đông Nam Á diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người là:
+ Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Đây là chặng đường đầu tiên của quá trình phát triển từ vượn thành người cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm
+ Chiếc sọ của Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.
-  Những bằng chứng chứng tỏ khu vực Việt Nam diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người là:
+ Ở Việt Nam cũng đã phát hiện răng của người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn),... 
+ Tại di chỉ An Khê, người ta phát hiện được 3000 hiện vật đá (gồm rìu tay, công cụ ghè đẽo thô sơ,…) có niên đại cách ngày nay 80 vạn năm. Đấy là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Đây là quá trình tiếp theo sự sinh sống của người tối cổ.
Như vậy, khu vực Việt Nam và Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ những giai đoạn đầu tiên.

Luyện tập và vận dụng 2 trang 19. Quan sát hình 1 (tr. 17), em thấy Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ có điểm gì khác nhau?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa Vượn người, Người tinh khôn và Người tối cổ:
Vượn người: đi đứng = 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm
Người tối cổ: Đi và đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, u mài cao, hộp sọ lớn hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não
Người tinh khôn: Hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay tự do cầm nắm công cụ, có cấu tạo cơ thể như người ngày nay

Luyện tập và vận dụng 3 trang 19.Làm việc theo nhóm: Hãy sưu tầm tư liệu và xây dựng một bài giới thiệu bằng hình ảnh kèm theo lời chủ giải thể hiện quá trình phát triển của người nguyên thuỷ trên thế giới hoặc ở Việt Nam.
Trả lời:
Quá trình phát triển của người nguyên thuỷ ở Việt Nam. Loài người bắt đầu hình thành tại Việt Nam từ thời Người tối cổ đến Người tinh khôn.
- Loài người tốt cổ
Thời gian: cách đây 40 đến 30 vạn năm Trước Công nguyên.
Thời gian : Cách đây 40 đến 30 vạn năm về trước.
Địa điểm hình thành : hạng Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng SƠn) núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa) , Xuân Lộc (Đồng Nai)
Công cụ sản xuất: các công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.
- Thời người tinh khôn
Thời gian : Cách đây 3 đến 2 vạn năm Trước Công nguyên
Địa điểm : Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác như Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.
Công cụ sản xuất: rìu bằng cuội, còn thô sơ song có hình thù rõ ràng.
- Thời người tinh khôn trong giai đoạn phát triển
Thời gian: Khoảng 12000 đến 4000 năm trước.
Địa điểm: Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ AN), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)
Công cụ: rìu đá, rìu có vai

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây