Một nhà kinh doanh thiên tài, trước hết là người giỏi trong việc học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Trên thương trường cá lớn nuốt cá bé, cá nhanh ăn cá chậm cũng như cá thông minh ăn cá ngu ngốc. Mà thông minh luôn bắt nguồn từ quá trình tổng kết, học hỏi và sáng tạo không ngừng.
Hai thanh niên cùng vào rừng để khai thác lâm sản kiếm kế sinh nhai. Một người đem đá tảng đập thành những viên đá nhỏ, sau đó chở đến ven đường để bán cho những người xây nhà. Còn người kia, sau khi quan sát thấy những tảng đá có hình thù kỳ lạ, anh ta cho rằng bán đá theo khối lượng của nó không bằng bán nó theo hình dáng và mặt tạo hình của nó. Thế là anh mang đá tảng đến tận bến cảng để bán cho những nghệ nhân trồng cây cảnh. Ba năm sau, anh ta là người đâu tiên trong thôn xây nhà ngói.
Trong cuốn sổ tay của mình anh ta đã ghi một câu như sau: Cần phải tìm kiếm những ưu thế không giống người khác.
Sau đó địa phương cấm khai thác đá. Người dân chuyển sang trồng cây. Thế là nơi đây liền biến thành một rừng lê. Những quả lê ở đây đậm đà mà lại giòn, mùi vị thơm ngon hơn so với những lê ở vùng khác. Mỗi khi mùa thu đến, những cây lê ở vùng núi này đã thu hút rất nhiều thương nhân ở khắp nơi. Họ đem những sọt lê chất cao như núi đến Bắc Kinh, Thượng Hải, sau đó lại chở tiếp đi Hàn Quốc, Nhật Bản. Khi cả thôn đang vui mừng vì cây lê đã đem đến cho họ một cuộc sống sung túc, thì anh thanh niên bán đá đợt trước đã bán vườn lê của mình và chuyển sang trồng liễu. Bởi vì anh nhận thấy thương nhân đến đây không sợ không chọn mua được những quả lê ngon mà sợ không mua được những chiếc sọt để đựng lê, mà sọt đựng lê lại làm bằng cành liễu. 5 năm sau, anh ta là người đâu tiên mua được nhà ở thành phố.
Anh ta lại ghi trong cuốn sổ tay của mình thêm một câu: Cần phải đi trước người khác một bước trong việc nắm bắt những đòi hỏi của thị trường.
Sau đó, một tuyến đường sắt xuyên Bắc Nam được xây dựng qua khu vực này. Từ đây theo hướng Bắc có thể lên tới Bắc Kinh, đi xuống phía Nam có thể có thể lên tới Cửu Long, Hồng Kông. Cái thôn bé xíu này đã được mở cửa với bên ngoài. Do vậy, từ việc bán lẻ lúc ban đầu, nay người dân nơi đây đã nghĩ tới việc mở nhà máy gia công chế biến và tìm cách mở rộng loại hàng hoá kinh doanh. Trong lúc mọi người đang tập trung tiền vốn để xây dựng nhà máy, anh nông dân nọ đã xây một bức tường cao 3 mét dài hàng trăm mét trong khu đất của mình. Bức từng này mặt trước hướng về đường sắt, mặt sau là rừng liễu, hai đầu là rừng lê bạt ngàn. Khi những người trên tàu đi ngang qua đây, trong lúc mãi mê ngắn nhìn những cây lê nở hoa thì đột nhiên thấy hiện lên dòng chữ: Coca Cola. Người ta nói rằng đây là quảng cáo duy nhất ở vùng núi hẻo lánh này. Người chủ bức tường quảng cáo mỗi năm thu được 40.000 đồng, một khoản thu ngoại lệ! Nhờ đó anh ta là người đầu tiên rời khỏi thôn nhỏ lên thành phố tiếp tục kinh doanh.
Anh ta lại một lần nữa ghi lên cuốn sổ tay của mình: Nếu như không có ai cạnh tranh với mình, thì mình nhất định sẽ là người thắng cuộc.
Vào những năm cuối thập kỹ 90 của thế kỹ 20, đoàn đại biểu bộ phận châu Á của công ty Toyota do ngài Yamata Shinichi đến thăm Trung Quốc. Khi tàu đi ngang qua thôn nhỏ này, ông ta được nghe câu chuyện về tài năng kinh doanh của một anh thanh niên. Ông rất mừng và quyết tâm đi tìm bằng được người thanh niên này. Khi ông gặp người thanh niên thì thấy anh ta đang đứng trước cửa hàng của mình cãi nhau với ông chủ của tiệm đối diện. Bởi vì một bộ quần áo trong cửa hàng anh ta đề giá 800 nhưng cùng bộ quần áo đó ở cửa hàng đối diện đề giá 750. Khi anh ta hạ giá xuống 750 thì cửa hàng đối diện lại hạ giá xuống 700. Trong vòng một tháng anh ta chỉ bán được có 8 bộ quần áo, còn cửa hàng đối diện bán được 800 bộ. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, ông Yamata hết sức thất vọng và nghĩ rằng người kể câu chuyện về anh thanh niên kia đã đánh lừa mình. Nhưng sau khi biết rõ cửa hàng đối diện cũng là của anh ta, ông bèn quyết định tuyển dụng anh thanh niên với mức lương một trăm triệu nhân dân tệ một năm.