Bất luận là doanh nghiệp hay cá nhân, chỉ cần không muốn chịu trách nhiệm về sai lầm của mình, thì vận mệnh luôn chờ dịp báo thù. Chúng ta thử xem tin dữ giáng vào Công ty Coca cola ra sao?
Ngày 9 tháng 6 năm 1991 Công ty Coca cola đã có 133 năm “hãnh diện” trên thị trường gặp phải một nguy cơ nghiêm trọng chưa từng thấy trong lịch sử. Tạp Pháp có 80 người sau khi uống Coca cola thì bị trúng độc, nôn tháo, hoa mắt chóng mặt, đau đầu. Một tuần sau tìm ra nguyên nhân trúng độc là do sự ô nhiễm của nhà máy chế biến Coca cola gây ra. Điều đáng tiếc là công ty Coca cola chỉ đồng ý thu hồi về một số sản phẩm, chứ không thu hồi hết. các công ty con ở Pháp cũng không có phản ứng gì kịp thời, sự kiện này đã làm cho công ty Coca cola bị thiệt hại lớn: Mức tổn thất lên tới 100 triệu USD, tăng gấp đôi so với dự đoán, năm 1999 công ty tuyên bố lợi nhuận giảm 31%, toàn cầu giảm 5.200 nhân viên. Chủ tịch Hội đồng quản trị bị buộc phải từ chức. Sau đó hoạt động tuyên truyền của công ty đều nhằm mục đích “lấy lại danh dự cho công ty”.
“Muốn làm người trước hết phải dám chịu trách nhiệm”, “Trốn tránh trách nhiệm thì khó có thể thành công trong sự nghiệp”. Chúng ta không nên lúc nào cũng kiếm cớ để che đậy lỗi lầm của mình, mà phải dõng dạc tuyên bố: “Tôi chịu trách nhiệm về chuyện này”, sau đó tìm cách khắc phục.
Một người thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc là không chịu trách nhiệm, thì điều trước hết mà họ mất mát chính là sự công nhận cơ bản của xã hội đối với bản thân họ, tiếp đến là mất đi sự tín nhiệm và tôn trọng của mọi người đối với họ. Các doanh nghiệp ngày nay chỉ cần những nhân viên có tinh thần trách nhiệm. Giám đốc một công ty đã tuyên bố: “Nếu tôi nghe thấy ai nói “đây không phải là lỗi của tôi mà là lỗi của anh ấy (một đồng sự)” thì tôi sẽ lập tức khai trừ người đó. Bởi vì người nói câu nói đó sẽ không có hứng thú thật sự với công ty của chúng tôi”. Công ty là một tập thể lớn, giám đốc thường yêu cầu các thành viên trong công ty phải có tinh thần trách nhiệm thì anh ta không thể làm tốt công việc của mình được, và anh ta cũng không được xếp tin dùng.
Những người thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, giành được thành công trong sự nghiệp, không phải họ có năng lực siêu phàm, mà là họ có cái tâm tuyệt vời, họ không bao giờ và sẽ không kiếm cớ này cớ khác cho bản thân, họ thường xuyên chịu trách nhiệm về hành vi và tương lai của mình. Họ dựa vào năng lực và sự hiểu biết của mình, không những có thể nắm bắt được mọi cơ hội đến với bản thân, mà còn biết dự đoán được cơ hội và biết tạo ra cơ hội cho mình. Khi gặp khó khăn, thử thách; họ không bao giờ lùi bước hoặc kiếm cớ thoái thác. Họ quan niệm rằng nguyên nhân bên trong có vai rò quyết định, thất bại và thành công quan trọng là dựa vào sự nổ lực và phấn đấu của bản thân, sự thất bại ngẫu nhiên là điều không tránh khỏi, nhưng nếu đẩy trách nhiệm cho ngoại cảnh là hành vi không sáng suốt, vì làm như vậy chỉ khiến bạn “tụt hậu” mà thôi, muốn tiến bộ thì phải xuất phát từ “cái tôi”, từ chính bản thân mình; tìm hiểu sự khiếm khuyết của bản thân, khiêm tốn học hỏi những người mạnh hơn mình, mới có thể đạt được yêu cầu của thành công. Cũng chính vì quan niệm và tố chất của họ ưu tú như vậy, mà họ luôn được tận hưởng thành quả của sự cố gắng, được thưởng thức niềm vui sướng của người thành đạt, cuộc đời thành đạt và sự nghiệp vĩ đại sẽ thuộc về họ.
Tập đoàn Haier là tập đoàn nổi tiếng của Trung Quốc, tập đoàn này giành được những thành tựu khiến mọi người phải kinh ngạc, trong con mắt của mọi người nó giống như một kỳ tích thần thoại. Ông Trương Thụy Mẫn là người đứng đầu tập đoàn cũng được mọi người kính nể, người ta cho rằng ông là điển hình của mẫu người lập nghiệp thành đạt. Nhưng đằng sau sự huy hoàng cua Haier hôm nay, có mấy người biết đến nỗi gian nan mà ông Trương Thụy Mẫn và tập đoàn từng trải qua.
Năm 1984, Trương Thụy Mẫn từ phó giám đốc của công ty điện gia dụng thành phố Thanh Đảo. Thời kỳ đó nền kinh tế của đất nước Trung Quốc chưa phát triển, tình hình toàn cục vô cùng bất lợi, nhà máy tủ lạnh mà ông tiếp quản đang đứng trước bờ vực phá sản. Trong tình hình đó ông không đưa ra một lý do hay một cái cớ nào để thoái thác, cũng không lùi bước, mà dũng cảm lãnh đạo công nhân tiến hành sản xuất để tự tìm đường ra. Nhưng con đường phía trước đầy trở ngại gian nan, lô hàng đầu tiên mà ông cho xuất xưởng không được thị trường chấp nhận, 76 chiếc tủ lạnh bị trả lại vì chất lượng không đảm bảo; trong tình hình kinh tế lúc đó, số tủ lạnh này không phải là ít, ngoài ra áp lực hiệu quả làm việc của nhà máy và tương lai mờ mịt của nhà máy khiến Trương Thụy Mẫn cảm nhận sâu sắc sự thất bại. Ông suy nghĩ lô hàng này nên xử lý ra sao? Sau thời gian dài suy nghĩ cuối cùng ông đưa ra quyết định táo bạo: Đập nát tất cả những chiếc tủ lạnh đó. Quyết định của ông khiến nhiều người công nhân kinh ngạc! Trong bối cảnh kinh tế những năm 80 của thế kỷ XX, huỷ bỏ những chiếc tủ lạnh tuy có vấn đề về chất lượng, nhưng cũng là thứ hàng có giá trị thì quả là một hành động kinh thiên động địa. Tại hiện trường tiêu huỷ, Trương Thụy Mẫn tập trung tất cả công nhân của nhà máy lại, tự mình đập nát chiếc tủ lạnh đầu tiên. Rất nhiều công nhân thấy thành quả lao động của mình lại do chính mình phá bỏ đã không cầm được nước mắt. Việc làm đó đã tạo ấn tượng không bao giờ quên trong lòng những người công nhân của nhà máy, từ đó họ không bao giờ coi nhẹ công việc của mình và cũng không bao giờ tha thứ cho những sai sót dù là nhỏ nhất của mình, không tìm cớ cho sự thất bại và lỗi lầm của mình, mỗi cá nhân đều dốc sức tận tụy cho công việc.
Ông Trương Thụy Mẫn đã đưa ra “chiến lược hàng chất lượng cao”, dẫn dắt công nhân nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh phát triển, tạo nên kỳ tích từ không tới có, từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh. Trong 19 năm qua, tập đoàn Haier từ một xưởng sản xuất nhỏ phát triển thành doanh nghiệp với chất lượng hàng đầu Trung Quốc, có tổng vốn là 80.6 tỷ đồng; được đánh giá là tập đoàn mạnh trên thế giới.
Chúng ta cùng xem sự việc xảy ra ở công ty Maka. Tháng 8 năm 2004 Bộ an toàn dược phẩm FDA công bố một kết quả khiến người ta kinh ngạc: những người dùng thuốc wanluo so với những người không dùng loại thuốc này thì nguy cơ mắc chứng bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim tăng gấp 3 lần. Có điều nghiên cứu cũng cho rằng kết quả này có tính hạn chế nguyên nhân là chỉ số tuyệt đối của chứng bệnh này rất ít. Cho đến nay FDA vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về công trình nghiên cứu này, cũng chưa đưa ra lời cảnh báo nào. Nhưng công ty Maka lại chủ dộng công bố tin này, đồng thời tự quyết định thu hồi loại thuốc wanluo.
Về vấn đề này có người cho rằng Công ty Maka đã làm to chuyện, vì những người mắc chứng bệnh phải dùng loại thuốc wanluo không kéo dài quá 18 tháng, chính vì thế tính nguy hiểm không cao, vậy mà lại tuyên bố thu hồi sản phẩm thì hơi quá đáng. Việc thu hồi loại thuốc wanluo gấy tổn thất hàng trăm tỷ đô la, nhưng nếu như thông tin này do bộ truyền thông hoặc cơ quan khác công bố hoặc do người tiêu dùng khởi tố thì cái mà công ty Maka mất đi không phải là vấn đề lợi nhuận, mà có thể là huỷ hoại thanh danh của công ty.
Ngược lại, nếu công ty Maka có thể thông qua sự việc này, xây dựng trong lòng người tiêu dùng hình tượng “gánh vác trách nhiệm” đối với họ, thì công ty Maka sẽ thu được thắng lợi lớn trong việc xử lý vấn đề này.
Vì thế bất luận làm gì, đều không nên tạo thói quen kiếm cớ thoái thác, bởi làm như thế sẽ khiến bạn suốt đời đồng hành với thất bại, chứ không thể tiến bộ được. Sự phát triển của thời đại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường việc làm ngày càng gay gắt. Muốn đứng vững trong môi trường đó, muốn thành tựu trong sự nghiệp và cuộc sống, chúng ta không thể lùi bước, không thể để cho những cái cớ này cớ nọ trở thành vật cản trở con đường tiến của mình, mà phải không ngừng học tập, cố gắng tiến lên, dốc sức tận dụng mọi cơ hội có thể để bổ sung tri thức cho bản thân, nâng cao năng lực chuyên ngành cho bản thân; có như vậy bạn mới có thể hy vọng trở thành “kẻ mạnh” trong sự nghiệp.
Về vấn đề thất bại, một người Anh đã cho rằng: Theo tôi một người có bị chìm trong thất bại hay không, chủ yếu được quyết định bởi anh ta có nắm bắt được thất bại của mình. Mỗi chúng ta ít nhiều đều đã nếm trải sự thất bại, do vậy thất bại là chuyện bình thường. Bạn muốn thành công thì đều phải lấy thất bại làm “bậc thềm”. Nói cách khác, thành công thường bao hàm cả thất bại. Về vấn đề thất bại tôi muốn nói một câu duy nhất: Thất bại cũng có giá trị của nó.
Chính vì thế, tôi mới dám chịu trách nhiệm về thất bại của mình. Nói như vậy, không phải là tôi không chịu sự quở trách, cũng không phải là có ý nói tôi phải thừa nhận mình có tội. Không, thất bại chưa bao giờ là tội lỗi. sỡ dĩ tôi dám chịu trách nhiệm về thất bại của mình, chỉ là bày tỏ việc thừa nhận thất bại này là do cá nhân tôi gây ra. Đây là một biểu hiện của tinh thần trách nhiệm. Nếu tôi tìm mọi cách giải thích cho những lần thất bại của mình là chính đáng, là do nguyên nhân khách quan; hoặc là nếu tôi cảm thấy thất bại là có hại, thì tôi sẽ mất đi tinh thần trách nhiệm của mình. Một khi mất đi tinh thần trách nhiệm thì tôi không có cách nào tạo được lòng tin cho mọi người thậm chí không tin vào chính bản thân mình. Thế nhưng một khi tôi có thể “dung nạp thất bại” của mình, thì tôi sẽ trưởng thành hơn rất nhiều.