"Tờ hoa” thể hiện những nét tiêu biểu của tài nghệ và phong cách Nguyễn Tuân

Thứ tư - 11/12/2019 10:53
Đề: Nhận xét về tùy bút “Tờ hoa” của Nguyễn Tuân, sách giáo khoa Văn 12 viết: "Tờ hoa” thể hiện những nét tiêu biểu của tài nghệ và phong cách Nguyễn Tuân..." (Văn 12, phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục - 1992). Hãy phân tích thiên tuỳ bút này để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Tôi đọc lại “Tờ hoa” đúng vào đêm trừ tịch. Chả là tết này tôi có mua một khóm thuỷ tiên. Đây là thứ hoa, theo Nguyên Tuân, người sành sỏi có thể "thúc", "hãm" như thế nào đó để cho nở vào đúng "cái phút không giờ của hai năm cũ mới". Vì thế "ngày trước cứ đến hội hoa đêm giao thừa, nhìn củ hoa trúng giải mà vặn kim đồng hồ cho năm mới thì không còn chệch với thời gian nữa"... Thế là đêm nay, tôi ngồi nhìn củ hoa thuỷ tiên của mình, chờ hoa nở và đọc lại Tờ hoa - Bài tuỳ bút nổi tiếng "thể hiện những nét tiêu biểu của tài nghệ và phong cách" tác giả Vang bóng một thời. Đọc xong càng thấy thấm thía cái kiếp "phu chữ" của nghề văn.

Không hiểu sao, mỗi lần đọc Nguyễn Tuân, tôi cứ nghĩ như mình vừa được thưởng thức một món ăn đặc sản, rất đậm đà, thấm thìa và nhiều dư vị... Thế nhưng, tôi nghĩ không phải ai cũng thích thứ văn ấy của ông. Thậm chí có người còn khó chịu về cái vẻ cẩu kỳ, khệnh khạng của câu văn Nguyễn Tuân, thấy chữ nghĩa ông sao có vẻ "rắc rối và phức tạp quá". Những người ưa "món văn" của ông cũng rất đa dạng, Người yêu ông mới lạ trong ý tứ, uyên bác trong trí thức. Kẻ thích chữ nghĩa ông giàu cổ, câu vãn ông điêu luyện, tài hoa... Tôi thấy tất cả đều đúng và cứ nghĩ mãi về cái bút lực ấy của ông. Đó là cái sinh khí, cái nội lực, cái tiềm năng tràn trề toái lên từ toàn bộ con người văn hóa tinh thần của ông. Không có điều ấy, không thể viết được những trang văn như những trang hoa ,tờ hoa này.

Đọc Tờ hoa, thấy đúng là Nguyễn Tuân có nói đến hoa. Từ hoa cho ong, cho bướm đến bông hồng xanh của một em bé Nga, mã ông gọi là "hoạ sĩ tập thể tí hon". Từ một vùng trồng toàn hoa hồng  Lidice nước Tiệp đến cách chơi hoa, thi hoa của các cụ ta xưa... Những ai đọc cũng thấy rõ, ở thiên tuỳ bút này Nguyễn Tuân đâu chỉ nói tới chuyện hoa theo nghĩa hẹp. Thậm chí chuyện hoa nhiều khi chỉ là cái cớ, nhân đó mà ông nói tới biết bao chuyện khác. Mở đầu ông nói về ong Tây Bắc. Đùng một cái ông lại quay ra nói tới con trai và quá trình hình thành hạt ngọc nơi rốn biển. Tiếp theo ông kể chuyện làng Lidice nước Tiệp bị bọn phát xít làm cỏ tất cả, nay trồng toàn hoa hồng và "lừng thơm lên những bài thơ hoa hồng". Sau đó ông lại kể chuyện một em bé hoạ sĩ Nga vẽ bông hồng xanh và Lênin đã khóc khi biết em phải sống trong một ngôi nhà kín bưng “chỉ có một khung cửa sổ nhìn hếch lên trời". Em thấy khoảng trời xanh qua ô cửa là đẹp nhất và cho đó là hoa hồng. Hết chuyện ấy, ông chuyển sang nói chuyện về chiếc đồng hồ mỏng tang ở cổ tay chị phiên dịch, rồi từ đó nghĩ giật lùi về những thứ đồng hồ thô lậu, cồng kềnh của nhân loại khi xưa. Kết thúc bài viết ông thuật lại chuyện thi hoa Thuỷ tiên ở đình Hàng Bạc, Hàng Buồm (Hà Nội) năm xưa, rồi quay sang bỉnh luận về thời gian đang ủng hộ ta chứ không bao giờ "ủng hộ quân sự Mỹ"... Hàng bao nhiêu chuyện như thế, Nguyễn Tuân đem dồn tất cả vào một bài tuỳ bút không dài. Nhiều người đọc lướt qua thấy ấm ức về những chuyện ông kể xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau cà. Tôi nghĩ, sẽ là đúng như thế, nếu xem đây chỉ là một bài ký về hoa, kể chuyện hoa, mô tả và biểu dương các loài hoa trong một phiên chợ Tết. ơ đây đâu chỉ có thế. Nguyễn Tuân, đúng là có nói đến hoa, nhưng chỉ là mượn hoa mà nói chuyện về những cái đẹp ở đời, Cái đẹp của thiên nhiên, của sự sống, của nghệ thuật. Cái đẹp và sự sáng tạo ra cái đẹp. Tờ hoa xét ở một phương diện nào đấy, có thể xem là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cái mạch ngầm xuyên thẩm, liên kết các chuyện tưởng không đâu vào đâu ở trên chính là cái tuyên ngôn ấy. Nó thấm đượm trong mỗi câu, mỗi chữ ý nguyện của ông rằng, muốn có được những trang viết đầy sắc hương như hoa, làm đẹp cho đời như hoa, những trang viết “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu", thì người nghệ sĩ phải luôn lao tâm, khổ tứ, phải âm thầm khổ luyện, nhiều khi phải trải qua xa xót khổ đau, phải được sống, được tận mắt chứng kiến cuộc đời rộng lớn cũng như phải tích cóp cho mình có được một gia tài văn hoá sâu rộng, phong phú...

Vì những lẽ ấy mà ta thấy ông kể chuyện và biểu dương con ong "đã để lại cho người đọc một bài học về kiên nhẫn, về cần lao và tích lũy, về chế tạo và sáng tạo". Sinh thời Chế Lan Viên cũng đã từng ví:

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật.
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.

Với Tờ hoa, Nguyễn Tuân cho biết cụ thể hơn, rằng "Cái giọt mật làm ra đó là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi rằng "trong nửa lít mật ong đống chai, phân chất ra được năm vạn thứ hoa" và "tổng cộng đường bay của con ong là 8 triệu cây số"... Cũng vì thế mà Nguyễn Tuân thấy mình "cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống". Một thái độ sống như thế, ắt hẳn phải khinh ghét cái phù phiếm "của những đàn bướm tốt mã chắp chới bay lộng lẫy những sắc phán của sáo ngữ ồn ào".

Nói chuyện con trai và hạt ngọc cũng là để tuyên ngôn nghệ thuật, tuyên ngôn về cái nghề nghiệp của mình. Phải chăng nhà văn viết ra tác phẩm cũng như con trai làm ngọc "có những quá trình không phải hoài thai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bồng". Cái hạt ngọc đến tay người tròn nhẵn ánh ngời vốn ban đầu chỉ là hạt cát "hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, trai xót lòng. Máu trai tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy hạt cát buốt sắc, bao phủ lấy cái hạt đau, hạt xót. Tới một thời, gian nào đó hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn nhẵn ánh ngời.

Đến đây cũng dễ hiểu vì sao ông viết: "nhìn những ngọn hoa sáng chói công khai giữa bầu trời mà không khỏi bận lòng về lũ rễ cái, rễ con trong bóng tối của lòng đất kín: rễ trong kia chỉ liên lạc được với hoa ngoài đây bằng con đường nhị đắng duy nhất của. ruột mình”. Rõ ràng cái đẹp nhiều khi đều được bắt đầu và là kết quả của cái đau, cái xót, cái đắng, cái cay. Phát xít Đức làm cỏ cả làng Lidice nước Tiệp là cái đau, cái xót "khu ấy nay khoanh lại thành khu căm thù chiến tranh trồng toàn hoa hồng" và "lừng thơm lên những bài thơ hoa hồng". Nghệ thuật phải phản ánh trung thực hiện thực. Muốn thế, nghệ sĩ phải được sống trọn với cuộc đời rộng lớn. Nếu chỉ đóng khung trong một căn phòng chật hẹp, chỉ thấy độc một mảnh trời vuông qua ô cửa sổ như em bé kia, thì tất yếu hoa hồng nào cũng sẽ là "một cái hình vuông biếc màu da trời". Mới hiểu vì sao Nguyễn Tuân chủ trương: đi và viết. Nhiều lần Ông bàn tới chuyện Đi, Đọc và Viết. Không đi, không đọc, không chỉ tìm hiểu tích luỹ thì làm sao cơ thể viết được những Trang hoa theo quan niệm của Nguyễn Tuân. Làm sao có thể nhận chiếc đồng hồ của thời văn minh hiện đại mà cùng một lúc giới thiệu một cách hấp dẫn và am tường, sành sỏi hàng chục loại đồng hồ của mấy ngàn năm về trước. Nào đồng hồ cát, đồng hồ nến, đồng hồ nước, đồng hổ gà, đồng hổ lửa, đồng hồ hương và từ đó mà dẫn tới đồng hồ hoa Thuỷ tiên công phu đến thế. Viết văn cũng cần sự chính xác, công phu để tạo nên sự kỳ diệu như chơi hoa Thuỷ tiên vậy.

Cứ như thế, mỗi dòng, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đêu mang đến cho người đọc những hiểu biết, những tri thức phong phú mới lạ ít có ở những người khác. Hơn nữa những tri thức ấy lại được trình bày bằng một thứ nghệ thuật rất tinh xảo, uyển chuyển và sinh động vô cùng. Đọc đoạn văn ông tả đồng hồ hương, ta như được chứng kiến cảnh: "hương từng vòng Ngự dụng của vua nhà Lý xưa đọc kinh phật có hạt ngọc dính vào tồng vòng hương, lửa hương cháy đến cỡ ấy thì hạt ngọc lại đứt rơi xuống và nghe ngọc reo mình lanh lảnh vào một cái bình hồ kim ngân, người đọc kinh biết là đêm đã vơi đi một canh nữa".

Nguyễn Tuân thích sự độc đáo, sáng tạo trong cả đồi thực lẫn trong văn chương. Ông không muốn lặp lại người và lặp lại chính mình, vì thế ông luôn khái thác đến cạn kiệt vốn từ đồng nghĩa, dùng những từ ít ai nghĩ và ít người ngờ tới nhất. Ví như để chỉ cải hạt cát chui vào lòng trai, khỉ thì ông gọi là cái hạt bụi bặm khách quan nơi rốn bề, khi là cải hạt đau, hạt xót, cái hạt buốt sắc, cái khối tình con, cái lõi sáng của hạt ngọc tròn nhẵn ánh ngời...

Đọc lại “Tờ hoa”, tôi cứ nghĩ viết văn như Nguyễn Tuân công phu quá, cẩn trọng, thiêng liêng và sang trọng biết bao nhiêu. Ông chủ trương thế và đã viết được như thế. Tờ hoa chi là những Trang hoa được Nguyễn Tuân thào ra trong suốt cuộc đời cầm bút tận tụy của mình. Cho đến tận cuối đời phong cách ấy vẫn không có gì thay đổi; bút lực ấy vẫn sung sức và tuôn chảy như không bao giờ vơi cạn.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây