Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh

Thứ ba - 03/12/2019 10:27
Đề: Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh
Giải đi sớm là một trong những bài thơ hay của H Chí Minh trong tập "Nhật ký trong tù". Bài thơ thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm ca tâm hn Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên bao la. Đồng thời cũng thể hiện thái độ ung dung, hiên ngang của một người tù vĩ đại trong mọi hoàn cảnh. Bài thơ như một điệu nhạc trầm hùng, một bức tranh hoà quyện vẻ đẹp tâm hồn Bác với vẻ đẹp của thiên nhiên.

Phân tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đặng Thai Mai phân biệt hai bút pháp: bút pháp hiện thực và bút pháp tượng trưng;
 
 
Có người coi bài "Giải đi sớm" chủ yếu được viết theo bút pháp tượng trưng. Thực ra không phải như vậy:
Gà gáy một ln đêm chửa tan

u thơ đầu ghi nhận thời điểm hiện thực của cuộc giải tù. Như vậy là một ngày đày ải nặng nề bắt đầu ngay từ khoảng quá nửa đêm. Người đọc tưởng tượng một cảnh tăm tối mịt mùng và vắng lặng vây quanh người tù cô đơn nơi đất khách.
                                                                                               
Nhưng câu thứ hai bỗng toả sáng đột ngột trên bầu tri thơ.
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.

Đẹp biết bao là hình ảnh trăng sao đang đưa nhau lên đỉnh núi mùa thu: "Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san". Mạch thơ của H Chí Minh vẫn thường vận động khoẻ khoắn và đột ngột như thế. Đúng là một tâm hồn có sức cải tạo hoàn cảnh, cải tạo tình thế.

Dĩ nhiên trăng sao là của thiên nhiên. Không có trăng sao trên bầu trời lúc ấy thì cũng không thể có trăng sao trong thơ Bác H được. Tuy nhiên nếu không có tâm hồn rẩt khoẻ của H Chí Minh luôn luôn hướng về ánh sáng, thì trăng sao cũng khó có th đi vào thơ sáng đẹp đến thế.

Có người nói, ở khổ thơ đầu này của bài thơ, thiên nhiên và con người đối lập nhau. Đây là một sự thật. Nhưng còn một sự thật khác, sự thật trong tâm hồn nhà cách mạng vĩ đại: trong quan hệ đối lập, Người vẫn phát hiện ra sự hoà hợp với tâm hồn rất đẹp, rất sáng của mình. Một tâm hn làm chủ trong mọi tình huống.

Thiên nhiên trong thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường là thiên nhiên động. Khi người tù cất bước, thì trên trời trăng sao cũng khởi hành. Vậy là trăng sao cùng với Bác lên đường.
Đấy cũng là một điều đột ngột nữa trong tứ thơ: trong hoàn cảnh đơn độc, tâm hồn nhà cách mạng vẫn không hề đơn độc. Thật là bất ngờ một cách thú vị biết bao khi có được những người bạn đng hành không hẹn trước. Mà phải ai xa lạ: vẫn là những người bạn thiên nhiên rất quen thuộc, thậm chí là tri âm tri kỷ với nhà thơ.

hai câu sau của khổ thơ đầu, có người đặc biệt chú ý đến hai chữ "nghênh diện", được hiểu như là một thái độ hiên ngang của người tù vĩ đại. Có lẽ nên chú ý hơn đến hai chữ "chinh" ở câu thứ ba và hai chữ "trận" ở câu bốn, Bốn tiếng điệp với nhau tạo nên một âm hưng rất thích:
 
Chinh nhân tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.

Nhịp điệu ấy, âm hưởng ấy khiến cho bài thơ không phải là tiếng hát đi đày mà là một hành khúc trm hùng.

Khổ hai ca bài thơ gây ấn tượng nổi bật là sự bừng sáng của trời đất.

Câu thơ thứ nhất của khổ thơ này dịch chưa sát:
Phương đông màu trng chuyn sang hồng.
Nguyên văn chữ Hán:
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng.

"Dĩ thành" là đã thành. Phương Đông màu trắng đã thành màu hng rồi, ý đột ngột bừng sáng này bị đánh mất trong lời dịch thơ. Cả khổ thơ câu nào cũng như thế. Không có sự chuyển đổi dần dần. Cả vũ trụ bừng sáng, toàn cảnh thơ bỗng rực rỡ một màu hng và hơi ấm thì trùm lên cả vũ trụ, không một chút tàn dư ca bóng tối và hơi lạnh.

Người đi đường trong không khí hoà hợp thoi mái như thế nên chữ nghĩa cũng phải thay đổi cho thích hợp: từ hai chữ "chinh nhân", nhà thơ hạ hai chữ "hành nhân”.
 
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng
(Người đi thi hứng bỗng thêm nồng).

Mỗi chữ phải dùng đúng nghĩa và đúng vị trí của nó. Cái tinh tế của lời thơ là thế.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây