Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm của Hồ Chí Minh (Đề 01)

Thứ tư - 04/12/2019 07:56
Đề: Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm của Hồ Chí Minh
Có thể nói, mỗi bài thơ trong tập Ngục trung nhật ký đều là một phát hiện, một cảm nhận hết sức độc đáo của người tù, người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, trước hiện thực khách quan. Một nụ hoa bừng nở, một bông hoa lụi tàn, với chúng ta, đôi khi chẳng gợi lên được điều gì. Thế nhưng chuyện hoa nở, hoa tàn ấy đã khơi dậy trong tâm tư ca người tù Hồ chí Minh bao điều suy nghĩ trăn trở sâu xa. Bài thơ Văn cảnh (Cnh chiều hôm) của Bác ra đời trong ngục tối nhưng lại bừng sáng lên trong lòng người đọc bao điu về lẽ sống, về chân lý, v tình đời.

Hoa hng n hoa hồng lại rụng
Hoa tan hoa n cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể vi tù nhân nỗi bất bình.

Đọc qua bài thơ tưởng như đây là một bài thơ tả cảnh ngụ tình với lối ẩn dụ quen thuộc của thơ ca phương Đông, với sắc hoa và hương hoa muôn thuở. Nhưng xem kỹ, người đọc sẽ nhận ra từ bài thơ thơm ngát một hương sắc lạ, lấp lánh một vẻ đẹp riêng - vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Thơ ca truyền thống Đông phương viết nhiều về trăng, hoa, tuyết, nguyệt, sơn hà: nào là những tùng trúc cúc mai: nào những Tiêu tương, Tầm Dương, Cô Tô, xích Bích... Những bài thơ ấy đều là sản phẩm của những bậc "tao nhân, mặc khách", những thi sĩ với "bu rượu túi thơ", du ngoạn nơi "sơn thuỷ hữu tình".
 
Ngủ Nhạc tìm tiên ta chng ngại
Một đời ch thích núi non chơi
                                     (Lý Bạch)

Cũng đã nhiu người từng yêu hoa và cảm thông trước số phận của những cánh hoa rơi. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từng có biết bao văn nhân thi sĩ than khóc cho những kiếp hoa sớm nở tối tàn. Trong bài Khúc giang nhà thơ Đỗ Phủ viết:
 
"Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân
Phong phiêu vạn điềm chỉnh sầu nhân

(Một cánh hoa bay làm giảm sức xuân - Gió thổi vạn cánh hoa chính là nỗi sầu não của người). Nhà thơ Thôi Hộ cũng đã từng than: "Thuỷ lưu hoa tạ lưỡng vô tình" (nước chảy, hoa tàn cả hai đu vô tình)... Sau này Xuân Diệu có lần cũng thốt lên: "ờ nhỉ Sao hoa lại phi rơi" (ý thu)... Nhưng không biết trong những "thiên gia thi" ấy, có ai đã từng viết v hoa từ trong tù ngục, từ trong bao gian khổ, khó khăn tai ương chồng chất như tình cảnh của tác gi bài Văn cảnh này? Phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời, hoàn cảnh "Viết, dưới giá treo cổ" như J.Phuxich đã nói, mới thấy hết được giá trị ca bài thơ. Sống trong cảnh ngục tù đầy nghiệt ngã khó khăn: "bốn tháng cơm không no”, ”đêm thiếu ngủ" "áo không thay" "không giặt giũ" khiến "gầy đen như quỷ đói - ghẻ lở mọc đy thân", thế mà Người vẫn không quên một cánh hoa mong manh lúc nở, lúc tàn ngoài cửa ngục. Nhan đề của bài thơ là Cảnh chiều hôm nhưng yếu tố không gian và thời gian "chiều hôm” "chiều tà" ở đây không phải là điều Bác quan tâm.

Mới đọc câu mở đầu: Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ", ta đã nghe trong đó bao nhiêu thương cảm, xót xa. Câu thơ dịch: "Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng" đã chuyển dẫn được ý thơ: hoa nở rồi hoa lại tàn, nhưng vẫn chưa toát hết được cái "ý tại ngôn ngoại" của câu thơ. Mai là tên một loài hoa, khôi là đứng đầu. Mai Khôi là loài mai đứng đầu muôn loài hoa. Phải chăng thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc ấy là: dù cho đó là loài hoa đẹp nhất, tuyệt vời nhất, chúa tể của - mọi loài hoa cũng không tránh được quy luật của tạo hoá: có nở, có tàn "hữu khai, hữu tạ", "Hữu sinh, hữu diệt". Mọi vật sinh ra ở đời đều có kết cục của nó, cái đẹp cũng vậy, Dường như có một nỗi xót xa thấm đẫm mấy chữ "hoa khai hoa hựu tạ" ta nghe trong đó có lời kệ của Vạn Hạnh thiền sư: "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô" (đời người như ánh chớp có rồi không), lại như nghe có tiếng thở dài của Nguyễn Trãi: "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi". Đó quả là một quy luật nghiệt ngã, lạnh lùng. Câu thơ nêu một quy luật ca tạo hoá tưởng như khách quan nhưng đọc lên vẫn thấy nặng trĩu tình người, do chữ "hựu" (lại). Hoa nở (rồi), hoa lại tan, nghe có gì đó thật xót xa cho một đời hoa đẹp mà sao ngn ngủi "sớm nở tối tàn". Nếu như câu thứ nhất là một nhận xét tưởng như lạnh lùng khách quan nhưng trĩu nặng tình người, thì câu thơ thứ hai lại mở ra một tm triết lý cao hơn: "Hoa khai, hoa tạ lưỡng vô tình" (hoa nở hoa tàn, cả hai đều vô tình). Có rất nhiều cách hiểu được gợi ra từ việc xác định chủ thể của sự "vô tình" trong câu thứ hai này. Ai vô tình? Có người cho là chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch vô tình trước việc hoa n hoa tàn. Người khác lại cho rằng chính Bác "vô tình". Hiểu Bác vô tình sẽ thấy câu thơ như một nỗi niềm băn khoăn, một lời trách chính mình làm sao lại có thể vô tình trước việc hoa nở, hoa tàn thế được. Một con người khi đã tự biết trách, chính mình, biết dằn vặt băn khoăn và tự kiểm điểm mình về việc vô tình với hoa, cũng là vô tình với cái đẹp, thì đấy chính là con người có tấm lòng cao cả, có tâm hn giàu yêu thương, giàu lòng nhân ái, biết quý trọng và nâng niu cái đẹp... Cái "vô tình" ở đây bỗng trở thành cái rất "hữu tình", Nhà thơ Xuân Diệu lại cho rằng, vô tình ở đây là trời đất, là tạo hoá vô tình. Ông viết: "đâu ch có thiên hạ vô tình, mà hơn nữa kìa, to hoá vô tình (...) các lớp hoa hồng n rụng, rụng n, tạo hoá vẫn cứ vô tình, ch có tạo hoá vô tình" (Đọc lại thơ Nhật ký trong tù - Văn nghệ 21. Ngày 12-5-1984). Tán thành với cách hiểu của Xuân Diệu, có nhà phê bình khẳng định: "Như vậy là bài thơ đề cập đến số phận mong manh của cái đẹp đời. Một đề tài vĩnh cửu của thi ca nhân loại. Nội dung tác phẩm là nỗi bất bình của thi sĩ, của hương hoa và tất nhiên cũng là của các nhà thơ mà những tấm hn ít thiết tha cái đẹp không th nào hiểu được. vì thế hương hoa đã bay vào trong ngục để tỏ nỗi bất bình với một người chẳng những th hiu được tâm trạng của mình mà còn có khả năng giải toả được nỗi bất bình ấy nữa: đó là nghệ sĩ Hồ Chí Minh, thi sĩ H Chí Minh. Qua hình tượng thơ, tác giả muốn nói với người đọc một sự thật đau lòng là tình trạng đoản mệnh của bao cái đẹp trên đời..." (Từ Nhật ký trong tù, đi m tư tưng thm mĩ của Hồ Chí Minh - dẫn từ Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, GD, 1993, tr. 131). Thiết nghĩ, cái hay của câu thơ chính là chỗ nó đã gợi ra rất nhiu ý tưởng, tạo nên một vẻ đẹp đa âm, đa nghĩa, lấp lánh nhiều màu sắc lung linh... Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ bằng một cuộc gặp gỡ để sẻ chia, thông cảm:

 
Hương hoa thấu nhập lung môn lý
Hướng tại lung nhân tố bt bình.

Hai câu thơ dịch có sát nghĩa: "Hương hoa bay thấu vào trong ngục - Kề với từ nhân nỗi bất bình", nhưng rõ ràng là đã làm mất đi phần nào sức lan toả rất mãnh liệt và chủ động của hương hoa. Người đọc nguyên tác, có thể cảm nhận được cường độ, nồng độ và hướng nhằm tới của hương hoa qua các từ "thu, nhập, hướng". Nó mạnh mẽ thẩm thấu qua tường ngục, tràn ngập không gian ngục thất và hưng thng tới "lung nhân" để "tbất bình". Không phải là để "k"là "t" là vạch tội, là nói lên "nỗi bất bình". Có một cuộc tương phùng, hội ngộ giữa hồn hoa và hn thơ. Hoa đến với người để cậy nhờ nương tựa; người sẻ chia và giúp hoa thổ lộ những nỗi niềm mà hn hoa không nói nên lời. Đẹp biết bao là hình ảnh cuộc gặp gỡ của những cái đẹp giữa bốn bức tường lạnh ngắt của chốn ngục tù.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết v Bác:

 
Nếu sinh ra không có lũ côn đ
Chắc Người đã yên lòng viết sử làm thơ.

Nhưng thực ra cái vĩ đại của H Chí Minh lại là ở chỗ dù bị giam cầm và sống ngay giữa vòng vây của "lũ côn đ", Người đã làm thơ và vẫn làm thơ. Từ bóng tối của ngục tù, hn thơ ấy vẫn toả sáng và sưởi ấm cho bao kiếp người, cảm thông và sẻ chia với bao s phận trên đời, dù đó chỉ là một cánh hoa. Qua một bông hoa lúc nở, lúc tàn mà gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi niềm v lẽ sống, v tình yêu với cái đẹp trên trời.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây