Vợ nhặt - Kim Lân
*Vấn đề nghị luận: nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân
Cách 1: Tác giả Kim Lân → Tác phẩm “Vợ nhặt” → nhân vật người vợ nhặt
Cách 2: Tác phẩm “Vợ nhặt” → nhân vật người vợ nhặt
Cách 3: Nạn đói năm 1945 → Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân → nhân vật người vợ nhặt
Cách 4: Nhận định LLVH về nhân vật → nhân vật người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” - Kim Lân
Cách 5: Cảm nhận cá nhân khi đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân → nhân vật người vợ nhặt
Cách 6: Lời tâm sự của nhà văn Kim Lân khi viết “Vợ nhặt” → nhân vật người vợ nhặt
*Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết:
- “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”
- “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”
- “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ trong tâm hồn họ. Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự. Truyện ngắn Vợ nhặt khai thác khía cạnh sau cùng của các bi kịch đó”.
- “Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình ngưòi là có hy vọng vào tương lai”.
Cách 7: Số phận người phụ nữ → Nhân vật người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” - Kim Lân
Thân bài
Khái quát về tác giả, tác phẩm (*Lưu ý: NGẮN GỌN)
a. Tác giả Kim Lân:
- Cây bút chuyên viết truyện ngắn.
- Thế giới nghệ thuật của truyện Kim Lân là cuộc sống nông thôn và người nông dân. Dưới bóng tre làng, người nông dân trong những trang viết của Kim Lân luôn hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý : nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời ; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. Ông là ”nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
b. Tác phẩm “Vợ nhặt” (1954)
- Là tác phẩm tiêu biểu trong sáng tác của Kim Lân:
+ Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962), sáng tác trong thời kì hòa bình lập lại ở miền Bắc mà tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết trước cách mạng tháng Tám.
+ Mượn bối cảnh nạn đói mùa xuân năm 1945, tác giả bày tỏ niềm xót thương chân thành trước tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói ; đồng thời ca ngợi tình người, khát vọng sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng của những con người đói khổ.
Có thể tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
Phân tích nhân vật người vợ nhặt: (Lưu ý: LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA BÀI VIẾT)
* Kiến thức lí luận về sự đa dạng của tính cách, nhân cách con người
- Tính cách, nhân cách con người được hình thành từ bé, qua thời gian phát triển và đến một lúc nào đó nó sẽ ổn định và thành bản chất của một con người.
- Tính cách, nhân cách của con người chịu tác động của hoàn cảnh (Nhưng hoàn cảnh không quyết định tính cách)
- Trong đời sống, nhân cách của mỗi người có những nét tính cách đa dạng: Bản chất và lâm thời. Thậm chí đôi lúc các tính cách đối lập nhau nhưng vẫn thống nhất
- Đi vào truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhân vật người vợ nhặt có sự đa dạng về tính cách và có sự thống nhất giữa các tính cách tưởng chừng đối lập.
Có thể triển khai phân tích nhân vật người vợ nhặt theo các hướng sau:
Cách 1:
Người vợ nhặt trước khi làm vợ Tràng
Người vợ nhặt sau khi về làm vợ Tràng
Cách 2:
- Lai lịch
- Ngoại hình
- Tính cách, phẩm chất
Cách 3:
- Khái quát chung về nhân vật người vợ nhặt: lai lịch hoàn cảnh, ngoại hình và những nét tính cách ban đầu
- Những vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
a. Lai lịch hoàn cảnh:
- Lai lịch: không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp, không tên tuổi,... Như cánh bèo trôi dạt vất vưởng giữa dòng đời
- Hoàn cảnh: tha phương cầu thực, bị cái đói dồn đuổi
- NV Đào trong muà lạc của NK
b. Ngoại hình: ( Gián tiếp qua cảm nhận của Tràng)
- Áo quần rách tả tơi như tổ đĩa
- Khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt
- Gầy sọp
- Ngực lép
=> Người phụ nữ tả tơi, gầy rộc, mất sức sống=> hiện nguyên hình là con ma đói. Có thể ngửi thấy mùi tử thần trên dung nhan của người vợ nhặt . Điều đó cho thấy cái đói có sức hủy diệt, có sức tàn phá ghê gớm đến thế nào....
c. Tính cách, phẩm chất
- Người vợ nhặt có những lúc tưởng chừng như trơ tráo, liều lĩnh (Nhưng thực chất là người có khát vọng sống mãnh liệt)
+ Lần gặp Tràng thứ 1: Thị ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, lại còn liếc mắt, cười tít....-> Đó là người con gái vui vẻ, sôi nổi, bạo dạn,...
+ Lần gặp Tràng thứ 2:
. Thị sưng sỉa mắng nhiếc, vu vạ, sỉ nhục Tràng để kiếm cái ăn. =>Tràng cảm nhận: đó là người đàn bà chao chát, chỏng lỏn ( Đanh đá, chua ngoa)
. Khi được mời ăn: “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thời sáng lên”, thị “đon đả” rồi “sà xuống”, “cắm đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” => không ý tứ, ko tự trọng
. Khi Tràng nói đùa, thị vớ ngay câu nói đùa ấy rồi theo Tràng về nhà. Chỉ 2 lần gặp gỡ, vài câu đùa và 4 bát bánh đúc mà theo không 1 người đàn ông xa lạ => Người đàn bà trơ trẽn, liều lĩnh.
=> Cái đói tàn khốc đã làm thị biến dạng ko chỉ về nhân hình mà còn nhân tính, đẩy thị đến sự liều lĩnh để giành giật sự sống.
Đây là khát vọng, ý chí sống mãnh liệt của thị.
Như vây, đằng sau cái vẻ nhếch nhác, trơ trẽn liều lĩnh, đằng sau sự chua ngoa đanh đá đáng khinh kia là niềm khát khao sống một cách mãnh liệt, rất đáng trọng. Để được sống, người vợ nhặt đã nhảy xổ vào miếng ăn, đã lựa chọn: đặt miếng ăn lên trên nhân cách. Bởi, giữa nạn đói, giữa cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào thì nhân cách với thị lúc này là điều xa xỉ.
- Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, người vợ nhặt thực chất là người phụ nữ có lòng tự trọng, ý tứ, biết điều.
+ Khi đi bên Tràng: ngượng nghịu, bẽn lẽn, nữ tính => Người phụ nữ tự trọng, biết xấu hổ vì thân phận
+ Khi về nhà Tràng:
. Khi nhìn thấy ngôi nhà Tràng: Thị nén tiếng thở dài, che giấu niềm thất vọng trc gia cảnh của Tràng,...
. Khi Tràng mời ngồi: Chỉ ngồi “mớm xuống mép giường” (khác với : Ghế trên ngồi tót sỗ sàng... Giữa giường thất bảo...) => Tâm trạng hoang mang, ý thức thân phận vợ nhặt
. Khi gặp bà cụ Tứ: Chào hỏi lễ phép
. Trong bữa cơm đón dâu: Mắt tối lại trước bát cháo cám nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng.
+ Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan (người vợ hiền, dâu thảo, đảm đang tháo vát... )
. Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng: Dọn dẹp, thu vén nhà cửa; phụ mẹ chồng chuẩn bị bữa cơm nước...
. Trong bữa ăn: Thị là người báo tin CM => có niềm tin vào sự đổi thay
Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN
Như vậy, người vợ nhặt xuất hiện là con ma đói nhưng đã đem lại ánh sáng, sinh khí cho ngôi nhà của Tràng, đã đem lại KK gia đình ấm áp cho căn nhà rúm ró và hướng gđ Tràng đến với sự đổi thay tích cực. Người vợ nhặt như một cô Tấm nhưng ko phải bước ra từ quả thị mà từ những giông gió của cuộc đời để đem lại niềm vui cho những con người tốt bụng như Tràng và bà cụ Tứ.
=> Khát vọng sống giúp thị vượt qua cái chết. Tình yêu thương, sự bao dung đưa thị trở về với bản chất của mình: tinh tế, hiền hậu, khát khao hạnh phúc.
3. Đánh giá chung:
- Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện độc đáo
+ Xây dựng nhân vật người vợ nhặt chủ yếu bằng những yếu tố bề ngoài: hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. (Khác với Tràng và bà cụ Tứ: đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật). Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
+ Ngôn ngữ mộc mạc mà tài hoa
+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, hấp dẫn
+ Giọng điệu hóm hỉnh mà đầy xót thương
- Nội dung:
Qua nhân vật người vợ nhặt, nhà văn:
+ Phản ánh tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói.
+ Trân trọng, ngợi ca khát vọng, ý chí sống mãnh liệt ở họ.
+ Nêu bật triết lý về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và ý chí, khát vọng sống của con người; nêu bật sức mạnh của khát vọng và tình thương.
Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
Liên hệ mở rộng: Mị
Kết bài
Nhà văn là người đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn... Nhà văn là người phát hiện vẻ đẹp ở những chỗ không ngờ được.... KL đã làm được điều đó với nhân vật người vợ nhặt.
Nhân vật người vợ nhặt là thành công xuất sắc, làm nên sức sống vượt thời gian của tác phẩm “Vợ nhặt”, khẳng định tài năng của Kim Lân- cây bút truyện ngắn tài hoa của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đây là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của niềm khát khao sống của con người trong nạn đói. Đó là sức sống kì diệu của con người VN, dân tộc Việt Nam trước bao thử thách: từ thiên tai, dịch bệnh đến chống ngoại xâm.
+ Cảm nghĩ của người viết.