Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Bài làm 1
Xuân Quỳnh được biết đến là một trong những số ít nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ viết về đề tài tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh đặc trưng bởi tâm hồn của người phụ nữ lúc tươi tắn đầy trắc ẩn lúc đằm thắm và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Tiêu biểu nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh là bài thơ “Sóng”. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền năm 1967, được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, bài thơ viết về tình yêu rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. “Sóng” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và từ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu của giới trẻ hiện nay cũng rất đẹp và trong sáng.
Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả trạng thái của sóng và đồng hành theo đó là tâm trạng người phụ nữ đang yêu với nghệ thuật ẩn dụ đầy độc đáo:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Với nghệ thuật đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách chân thực tâm trạng người phụ nữ đối với tình yêu, lúc thì dịu dàng, đằm thắm, khi thì khao khát, mãnh liệt. Điều đó cho thấy trong tận sâu thẳm tâm hồn, người phụ nữ trong tình yêu luôn có những mâu thuẫn, thể hiện nội tâm phong phú và là điều thường tình đối với người con gái đang yêu. Vậy mới thấy họ đáng yêu như thế nào.
Xuân Quỳnh rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hoá: “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”. Nếu sông không hiểu được bản thân mình như thế nào thì sóng sẽ không do dự, sẵn sàng từ bỏ sông để tìm ra bể lớn, đến nơi rộng mênh mông, cũng giống như người phụ nữ trong tình yêu, họ sẵn sàng bỏ tất cả những điều nhỏ nhen, ích kỷ, tìm đến với tình yêu lớn lao. Vậy mới thấy quan niệm độc đáo, mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu.
Khổ thơ thứ hai được Xuân Quỳnh viết nên với niềm bồi hồi đầy sâu lắng:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sao vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Từ “Ôi” cảm thán được thốt lên như đi sâu vào lòng người đọc. Một từ “Ôi” làm trái tim bao người xốn xang, rộn ràng vì tình yêu, nhất là tuổi trẻ. Lại thêm “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế” như đinh ninh rằng tình yêu vẫn luôn và sẽ tồn tại mãi mãi cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu” thể hiện khao khát mãnh liệt về tình yêu làm bao người trẻ phải “bồi hồi” nơi lòng ngực. Xuân Quỳnh rất thấu hiểu điều ấy, nó như chắc chắn thêm nữa tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu đẹp biết bao.
Tiếp đến Xuân Quỳnh thắc mắc nghĩ đến nguồn gốc đầy bí ẩn của tình yêu mà không ai có thể lý giải một cách tường tận:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Đứng trước sóng bể bao la, rộng lớn mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên, rồi nghĩ đến em, sau cùng em nghĩ về biển lớn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy sự trân trọng của em đối với anh, đối với tình yêu giữa anh và em như thế nào. Đọc những câu thơ ấy, ta không thể phủ nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, thật trong sáng biết bao. Câu hỏi tu từ cuối khổ “Từ nơi nào sóng lên?” như một nỗi niềm bâng khuâng về nguồn gốc tình yêu.
Và không chờ đợi lâu hơn nữa, Xuân Quỳnh đã tự mình lý giải về nguồn gốc của tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
Xuân Quỳnh đã tìm được nguồn gốc của sóng “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại tiếp tục băn khoăn khi không thể lý giải được gió bắt đầu từ đâu, em đã “chịu thua” mà thốt nên câu “Em cũng không biết nữa”. Lại tiếp câu thơ “Khi nào ta yêu nhau?” là một câu hỏi không có câu trả lời. Tình yêu thật diệu kỳ biết bao, nó đến mà không biết lúc nào nó đến. Vâng! Có yêu tha thiết thì mới nghĩ nhiều về tình yêu, về nguồn gốc của tình yêu đến thế, càng tôn lên vẻ đẹp nơi tâm hồn của người con gái khi yêu.
Có thể nói khổ thơ thứ năm rất đặc sắc, đó chính là nỗi nhớ nhung da diết em dành cho anh:
Con sóng trên mặt nước
Con sóng dưới lòng sâu
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nghệ thuật nhân hoá vô cùng độc đáo, Xuân Quỳnh đã tinh tế khi khắc họa nỗi nhớ của sóng đối với bờ “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”, “dưới lòng sâu” rồi lại “trên mặt nước”, từ nỗi nhớ không thể nhìn thấy cho đến nỗi nhớ thấy rõ mồn một, Xuân Quỳnh đã rất thành công về việc thể hiện nỗi nhớ của sóng, nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt và lâu dài tồn tại cả ngày lẫn đêm. Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh liên hệ đến nỗi nhớ em dành cho anh, nỗi nhớ ấy cũng không kém phần mãnh liệt so với nỗi nhớ của sóng. Nỗi nhớ của em tồn tại trong ý thức, xen lẫn cả vào tiềm thức. Có ai đó đã nói rằng nhớ chính là nhắc nhở mình đang yêu. Phải có yêu thì mới có nhớ, có yêu sâu đậm thì mới nhớ mãnh liệt. Một lần nữa, ta không thể phủ nhận nét đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Truyền thống làm nên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là lòng thủy chung. Và Xuân Quỳnh đã khẳng định lòng thủy chung son sắt và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến với tình yêu qua khổ thơ thứ 6 và 7:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở
Nghệ thuật điệp cấu trúc rất độc đáo: “Dẫu… Dẫu” đã giúp Xuân Quỳnh thể hiện lòng thủy chung của em đối với anh. Hai câu thơ đầu khổ sáu vô cùng đặc biệt “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam”, đáng lẽ phải là xuôi Nam, ngược Bắc, nhưng điều đó có gì quan trọng? Khi yêu, dù cho mọi trật tự đều đảo lộn thì em vẫn một mực thủy chung, dù cho em ở bất kỳ nơi nào thì em vẫn luôn hướng về một phương, đó là phương anh. Chính tình yêu mặn nồng tha thiết mà cả trăm ngàn con sóng dù ở xa rất xa bờ nhưng chúng vượt qua tất cả khoảng cách địa lý để tìm đến bờ, đó là lẽ tự nhiên. Ẩn ý đằng sau ấy chính là nói lên em cũng sẽ như sóng kia, dù cho có bao chông gai, trở ngại em sẽ vượt qua tất cả để đến với anh, với tình yêu của đôi ta. Như ca dao có câu: “Thương nhau mấy núi cũng trèo – Mấy sông cũng lội, vạn đèo cũng qua”.
Người phụ nữ vốn rất nhạy cảm, trong tình yêu lại càng nhạy cảm hơn. Nếu ở hai khổ thơ trước, em rất lạc quan, tự tin vào tình yêu thì ở khổ thơ tiếp theo, em lại lo lắng, trăn trở về cuộc đời:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Xuân Quỳnh ý thức rất rõ về cái hữu hạn của cuộc sống, dẫu cuộc đời có dài đến đâu thì thời gian vẫn trôi đi mà không chờ đợi ai bao giờ, cũng giống như biển dẫu rộng lớn, vô tận thì mây vẫn bay về nơi xa.
Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời nên Xuân Quỳnh khao khát được như sóng, tan vỡ rồi lại “tái sinh”, tồn tại mãi mãi giữa đại dương mênh mông, điều đó thật giống với tình yêu của em, sống mãi với tình yêu rộng lớn của cộng đồng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Xuân Quỳnh đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, dễ đi vào lòng người, lấy hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng người phụ nữ, bên cạnh đó còn có các nghệ thuật nhân hoá, đối lập, ẩn dụ…thể hiện vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu, một tâm hồn nhạy cảm, sâu lắng mà cũng mãnh liệt đầy ý nhị.
“Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và cũng rất gần gũi với tình yêu giới trẻ hiện nay, thật đẹp và tinh khiết.
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Bài làm 2
Xuân Quỳnh được biết đến là một trong những số ít nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ viết về đề tài tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh đặc trưng bởi tâm hồn của người phụ nữ lúc tươi tắn lúc đằm thắm và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Tiêu biểu nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh là bài thơ “Sóng”. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền năm 1967, được in trong tâp “Hoa dọc chiến hào”, bài thơ viết về tình yêu rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. “Sóng” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và từ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu của giới trẻ hiện nay cũng rất đẹp và trong sáng.
Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả trạng thái của sóng và đồng hành theo đó là tâm trạng người phụ nữ đang yêu với nghệ thuật ẩn dụ đầy độc đáo:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Với nghệ thuật đối lập: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách chân thực tâm trạng người phụ nữ đối với tình yêu, lúc thì dịu dàng, đằm thắm, khi thì khao khát, mãnh liệt. Điều đó cho thấy trong tận sâu thẳm tâm hồn, người phụ nữ trong tình yêu luôn có những mâu thuẫn, thể hiện nội tâm phong phú và là điều thường tình đối với người con gái đang yêu. Vậy mới thấy họ đáng yêu như thế nào.
Xuân Quỳnh rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hoá: “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Nếu sông không hiểu được bản thân mình như thế nào thì sóng sẽ không do dự, sẵn sàng từ bỏ sông để tìm ra bể lớn, đến nơi rộng mênh mông, cũng giống như người phụ nữ trong tình yêu, họ sẵn sàng bỏ tất cả những điều nhỏ nhen, ích kỷ, tìm đến với tình yêu lớn lao. Đây là một quan niệm độc đáo, mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu.
Khổ thơ thứ hai được Xuân Quỳnh viết nên với niềm bồi hồi đầy sâu lắng:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Từ “Ôi” cảm thán được thốt lên như đi sâu vào lòng người đọc. Một từ “Ôi” làm trái tim bao người xốn xang, rộn ràng vì tình yêu, nhất là tuổi trẻ. Lại thêm các từ “ngày xưa”, “ngày sau” và “vẫn thế” như đinh ninh rằng tình yêu vẫn luôn và sẽ tồn tại mãi mãi cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu” thể hiện khao khát mãnh liệt về tình yêu làm bao người trẻ phải “bồi hồi” nơi lòng ngực. Xuân Quỳnh rất thấu hiểu điều ấy, nó như chắc chắn thêm nữa tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu đẹp biết bao.
Tiếp đến nhà thơ thắc mắc nghĩ đến nguồn gốc đầy bí ẩn của tình yêu mà không ai có thể lý giải một cách tường tận:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Đứng trước sóng bể bao la, rộn lớn mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên, rồi nghĩ đến em, sau cùng em nghĩ về biển lớn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy sự trân trọng của em đối với anh, đối với tình yêu giữa anh và em như thế nào. Đọc những câu thơ ấy, ta không thể phủ nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, thật trong sáng biết bao. Câu hỏi tu từ cuối khổ “Từ nơi nào sóng lên?” như một nỗi niềm bâng khuâng về ngưồn gốc tình yêu.
Và không chờ đợi lâu hơn nữa, Xuân Quỳnh đã tự mình lý giải về nguồn gốc của tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
Xuân Quỳnh đã tìm được nguồn gốc của sóng “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại tiếp tục boăn khoăn khi không thể lý giải được gió bắt đầu từ đâu, em đã “chịu thua” mà thốt nên câu “Em cũng không biết nữa”. Lại tiếp câu thơ “Khi nào ta yêu nhau?” là một câu hỏi không có câu trả lời. Tình yêu thật dịu kỳ biết bao, nó đến mà không biết lúc nào nó đến. Vâng! Có yêu tha thiết thì mới nghĩ nhiều về tình yêu, về nguồn gốc của tình yêu đến thế. Càng tôn nên vẻ đẹp nơi tâm hồn của người con gái khi yêu.
Có thể nói khổ thơ thứ năm rất đặc sắc, đó chính là nỗi nhớ nhung da diết em dành cho anh:
Con sóng trên mặt nước
Con sóng dưới lòng sâu
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nghệ thuật nhân hoá vô cùng độc đáo, Xuân Quỳnh đã tinh tế khi khắc họa nỗi nhớ của sóng đối với bờ “Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được”, “dưới lòng sâu” rồi lại “trên mặt nước”. Từ nỗi nhớ không thể nhìn thấy cho đến nỗi nhớ thấy rõ mồn một, Xuân Quỳnh đã rất thành công về việc thể hiện nỗi nhớ của sóng, nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt và lâu dài tồn tại cả ngày lẫn đêm. Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh liên hệ đến nỗi nhớ em dành cho anh, nỗi nhớ ấy cũng không kém phần mãnh liệt so với nỗi nhớ của sóng. Nỗi nhớ của em tồn tại trong ý thức, xen lẫn cả vào tiềm thức. Có ai đó đã nói rằng nhớ chính là nhắc nhở mình đang yêu. Phải có yêu thì mới có nhớ, có yêu sâu đậm thì mới nhớ mãnh liệt. Một lần nữa, ta không thể phủ nhận nét đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Truyền thống làm nên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là lòng thủy chung. Và Xuân Quỳnh đã khẳng định lòng thủy chung son sắt và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến với tình yêu qua khổ thơ thứ sáu và bảy:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫn ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở
Nghệ thuật điệp cấu trúc rất độc đáo: “Dẫu… Dẫu” đã giúp Xuân Quỳng thể hiện lòng thủy chung của em đối với anh. Hai câu thơ đầu khổ sáu vô cùng đặc biệt “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”, đáng lẽ phải là “xuôi Nam, ngược Bắc”, nhưng điều đó có gì quan trọng? Khi yêu, dù cho mọi trật tự đều đảo lộn thì em vẫn một mực thủy chung, dù cho em ở bất kỳ nơi nào thì em vẫn luôn hướng về một phương, đó là phương anh. Chính tình yêu mặn nồng tha thiết mà cả trăm ngàn con sóng dù ở xa rất xa bờ nhưng chúng vượt qua tất cả khoảng cách địa lý để tìm đến bờ, đó là lẽ tự nhiên. Ẩn ý đằng sau ấy chính là nói lên em cũng sẽ như sóng kia, dù cho có bao chông gai, trở ngại em sẽ vượt qua tất cả để đến với anh, với tình yêu của đôi ta. Như ca dao có câu: “Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, vạn đèo cũng qua”
Người phụ nữ vốn rất nhạy cảm, trong tình yêu lại càng nhạy cảm hơn. Nếu ở hai khổ thơ trước, em rất lạc quan, tự tin vào tình yêu thì ở khổ thơ tiếp theo, em lại lo lăng, trăn trở về cuộc đời:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Xuân Quỳnh ý thức rất rõ về cái hữu hạn của cuộc sống, dẫn cuộc đới có dài đến đâu thì thời gian vẫn trôi đi mà không chờ đợi ai bao giờ, cũng giống như biển dẫu rộng lớn, vô tận thì mây vẫn bay về nơi xa.
Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời nên Xuân Quỳnh khao khát được như sóng, tan vỡ rồi lại “tái sinh”, tồn tại mãi mãi giữa đại dương mênh mông, điều đó thật giống với tình yêu của em, sống mãi với tình yêu rộng lớn của cộng đồng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàm năm còn vỗ.
Xuân Quỳnh đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, dễ đi vào lòng người, lấy hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng người phụ nữ, bên cạnh đó còn có các nghệ thuật nhân hoá, đối lập, ẩn dụ… thể hiện vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu, một tâm hồn nhạy cảm, sâu lắng mà cũng mãnh liệt đầy ý nhị.
“Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Bài làm 3
“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu.
Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.
Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hòa nhập, lúc sự phân thân của “em” – người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.
Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bên đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh … Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về, ve vuốt:
“Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi”
(Xuân Diệu)
Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Người con gái đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thủy chung là đặc tính của tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc…
Hướng về anh một phương”.
Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son thủy chung. Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn. Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.
Từ hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, người phụ nữ khát khao được hòa nhập gần gũi trong tình yêu ấy. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm, thủy chung. Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Đọc xong bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.