Câu hỏi trang 98. Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì em sẽ giúp Cô Bé Rắc Rối cũng như các bạn rơi vào tình huống tương tự giải quyết vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
- Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì đầu tiên em sẽ hướng dẫn cô bé cách chọn lựa những quyển sách phù hợp với thế mạnh của cô bé. Nếu cô bé thích làm hướng dẫn viên du lịch thì chọn những cuốn sách khám phá về các nước trên thế giới, bên cạnh đó đan xen những quyển sách về cuộc sống hoặc về cách làm tốt trong công việc của mình.
- Sau đó, em sẽ cùng cô bé học cách đọc sách đúng, khi đọc hết mỗi cuốn sách cô bé rút ra được những gì và bài học cho chính cuộc sống của cô bé. Như vậy cô bé sẽ thấy việc đọc sách không khó và nhàm chán như bản thân từng nghĩ.
Bài nói tham khảo:
Chào các bạn, chắc là tất cả các bạn đã quá rõ về câu chuyện Cô Bé Rắc Rồi vậy nên mình sẽ đi luôn vào vấn đề chính. Với vấn đề không thấy hứng thú và không biết cách chọn sách của cô bé thì mình xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Trước hết, bạn cần phải tạo hứng thú đọc sách bằng cách hiểu được vai trò của việc đọc sách. Đọc sách sẽ cung cấp thông tin cho bạn (như cách bạn lươt web hay chơi game) nhưng với sô lượng lớn hơn. Đôi khi sách không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức mà còn giúp bạn giải trí.
Bạn có thể nhờ cô giáo, gia đình,... gợi ý cho một số cuốn sách mà họ biết. Đồng thời tự tìm hiểu trên mạng về những cuốn sách hay. Sách ở thư viện là một ý tưởng hay vì nó được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi.
Tuy nhiên, khi lựa chọn sách cần chú ý: nên bắt đầu với dung lượng ngắn, đọc những cuốn thấy hứng thú về đề tài du lịch và đừng chọn những cuốn đi quá sâu vào chuyên ngành vì chúng ta mới chỉ là những học sinh lớp 6 thôi. Những cuốn sách về chuyến phiêu lưu của ai đó mà có chứa yếu tố du lịch cũng là một ý kiến hay.
Khi đọc sách, hãy đọc lướt xem mục lục có những phần nào, phần nào thú vị nhất,... sau đó mới đọc tỉ mỉ. Tùy vào mỗi người mà có bạn thích đọc sách trong khi nghe nhạc hay đọc sách trong phòng im lặng hoàn toàn hoặc đọc sách trong vườn,... Hãy tự lựa chọn điều phù hợp nhất cho mình.
Đặc biệt, đến khi kết thúc việc đọc, hãy tự hỏi bản thân xem: Mình có thích cuốn đó không? Cuốn đó viết về gì? Mình nhận được gì từ cuốn sách đó?...
Như vậy, chỉ cần bạn xây dựng được hứng thú và làm từ từ từng bước thì sẽ không có vấn đề gì khó cả khi lựa chọn và đọc sách sau này.
Về cách thức trình bày sự giúp đỡ của mình, chúng tôi dự định sẽ làm một clip dưới dạng như thế này để tạo hứng thú tốt nhất cho Cô Bé Rắc Rối. Thêm vào đó, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho cô bé những vấn đề còn chưa rõ, chưa nắm chắc.