Đoạn văn 1
Bài thơ “Nhớ đồng” là một sự tổng hòa giữa tâm trạng, cảm xúc lẫn lý tưởng của tác giả - một người thanh niên trẻ đang chịu cảnh tù đày. Bài thơ được đi theo một tuần tự hợp lý, từ hình ảnh quê hương hiện lên đến việc tìm ra chân lý, lý tưởng cách mạng của tác giả. Từ đó, ta có thể hiểu nhờ vào tình yêu quê hương, yêu từ những thứ nhỏ bé, bình dị nhất đã giúp tác giả tìm ra triết lý sống cho mình. Những tình cảm nhỏ bé đã vun đắp cho tâm hồn của người thanh niên, đưa anh đến gần với lý tưởng cách mạng. Nó như một điều kiện cần, căn bản cần có của một người chiến sĩ cách mạng đó là tình yêu quê hương, đất nước. Bởi vậy, những hình ảnh đó trong bài thơ đã góp một phần quan trọng giúp ta hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả, nỗi nhớ cùng niềm khát khao cháy bỏng của một người thanh niên trẻ yêu nước da diết.
Đoạn văn 2
Tố Hữu đã thể hiện sâu sắc những xúc cảm của mình qua bài thơ "Nhớ đồng". Đọc tác phẩm, độc giả có thể thấy được những chi tiết, hình ảnh quen thuộc gợi nhớ nỗi nhớ quê da diết. Vì yêu quê hương, đất nước mà Tố Hữu thêm tin, thêm lạc quan để vượt qua hoàn cảnh hiện tại. Nhà thơ mong ước được tự do, được vượt ra khỏi chốn lao tù này. Nhà tù thực dân không thể giam hãm được tinh thần của người chiến sĩ yêu nước. Vậy qua bài thơ "Nhớ đồng", độc giả không chỉ cảm nhận rõ nét tình yêu quê hương tha thiết của Tố Hữu mà còn thấy được tinh thần của người chiến sĩ cộng sản luôn khát khao được tự do.
Đoạn văn 3
Ở những câu đầu bài thơ "Nhớ đồng", Tố Hữu đã gợi nhắc đến những hình ảnh quen thuộc chốn thôn quê. Đó là "sương phủ bãi đồng", "ven sông", "xe lùa nước",... Tất cả những gì thân thương nhất như đang ùa về trong tâm trí thi nhân. Điều đó khiến cho người tù cách mạng càng thêm nhớ quê da diết. Vì nhớ nên Tố Hữu luôn mong mỏi "muốn thoát", "bước chẳng rời". Chính nỗi nhớ quê đã thôi thúc người chiến sĩ vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại. Vậy những hình ảnh trong bài thơ đã giúp cho người đọc hiểu được những tâm tư, tình cảm của Tố Hữu. Đó là nỗi khát khao cháy bỏng được tự do của một người chiến sĩ yêu nước.
Đoạn văn 4
Bài thơ "Nhớ Đồng" của nhà thơ Tố Hữu đã tạo nên một thế giới cảm xúc đậm đà, sâu lắng và đầy màu sắc. Mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh trong bài thơ đều góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ và tạo nên sức mạnh của tác phẩm. Từng câu thơ trong bài thơ đều đan xen những hình ảnh về quê hương, về đồng quê, về cuộc sống giản dị và chân thật. Những hình ảnh như "cánh đồng lúa chín vàng", "con đò trên sông", "ngôi nhà tranh" đều gợi lên những kỷ niệm, những hồi ức đẹp về quê nhà, về tuổi thơ ngọt ngào. Các chi tiết này ko chỉ đơn thuần là một phần của cảnh vật, mà còn mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc về tình yêu quê hương, về sự gắn bó với nguồn gốc, với đất đai mà mỗi người con Việt Nam mang trong lòng. Thế giới cảm xúc trong bài thơ đc tạo nên thông qua việc kết hợp tinh tế giữa hình ảnh và ngôn từ. Những từ ngữ như "nhớ", "quê hương", "tuổi thơ", "đồng quê" đều mang trong mình một sự gợi nhớ, một sự lưu giữ kỷ niệm. Những hình ảnh về đồng quê, về cuộc sống giản dị và chân thật càng làm cho cảm xúc "nhớ đồng" trở nên mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Tác giả đã thành công trong việc tạo dựng một ko gian tưởng tượng, một thế giới cảm xúc đầy màu sắc trong bài thơ "Nhớ Đồng". Những chi tiết, hình ảnh đã góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ và tạo nên sức mạnh của tác phẩm, khiến người đọc ko chỉ nhớ về quê hương mà còn nhớ về những giá trị văn hóa, tình yêu đấy nước mà mỗi người con Việt Nam mang trong lòng