Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Thứ sáu - 24/05/2024 08:09
Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - Trang 89, ...
* Yêu cầu
- Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh.
- Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động.
- Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.
- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.

* Phân tích bài viết tham khảo
Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống
1. Nêu vấn đề bàn luận theo lối trực tiếp.
Trả lời:

Lắng nghe được những tiếng thì thầm trong cuộc sống.

2. Luận điểm 1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”.
Trả lời:
- Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.
- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.
- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

3. Luận điểm 2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.
Trả lời:
- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…
- Ta vui mừng … đến Ai Cập.

4. Luận điểm 3: Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.
Trả lời:
- Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.
- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.
- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

5. Luận điểm 4: Phản bác ý kiến trái chiều.
Trả lời:
- Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm.
- Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.
- Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

6. Luận điểm 5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.
Trả lời:
- Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…
- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.
- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

7. Kết luận về vấn đề bàn luận.
Trả lời:
- Chỉ một khoảnh khắc sống chậm lại và lắng nghe, ta có thể nhận ra bao thông điệp của cuộc sống. Và một khi lắng nghe đã trở thành nhu cầu, tâm hồn mỗi người sẽ trở nên nhạy cảm, tinh tế hơn, biết trân trọng từng giây, từng phút của mỗi ngày và cuộc sống bớt đi sự tẻ nhạt,…
- Phải chăng, con người sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống nhờ học cách biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.
 

* Trả lời câu hỏi bài mẫu

Câu 1 trang 93. Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong cuộc sống?
Trả lời:
Bài viết bàn luận về việc lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống. Đó là sự lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh. 

Câu 2 trang 93. Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Các luận điểm đã được tác giả triển khai:
- Bàn về nghĩa của từ lắng nghe.
- Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.
- Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.
- Phản bác ý kiến trái chiều.
- Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.
Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề trình bày mạch lạc. Các luận điểm đều có vị trí riêng nhưng liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục.

Câu 3 trang 93. Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.
Trả lời:
Luận điểm Lí lẽ Bằng chứng
Bàn về nghĩa của từ lắng nghe. - Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.
- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.
- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…
- Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời.
Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế. - Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hằng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thầm thì” thôi mà ẩn chứa biết bao cung bậc tình cảm.
- Biết lắng nghe, ta sẽ biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ.
- Lắng nghe những tiếng thì thầm, ta thấy con người và cuộc sống phong phú, đa dạng biết nhường nào.
- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…
- Ta vui mừng … đến Ai Cập.
Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm. - Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.
- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.
- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.
- Ta sẽ nhận ra những tiếng thì thầm của lá rơi khẽ khàng trước ngõ, của giọt sương long lanh… con người,…
Phản bác ý kiến trái chiều. - Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm. - Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.
- Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.
- Khi ấy,… náo nhiệt này.
Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe. - Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…
- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.
- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.
- Học cách lắng nghe từng tiếng tích tắc của đồng hồ trên vách, ta sẽ hiểu thời gian đang thì thầm nhắc mình về tuổi trẻ đang qua, về những khát vọng còn dang dở, để ta biết sống có ý nghĩa hơn.

Câu 4 trang 93. Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?
Trả lời:
 Theo em, bài viết trên có thể bổ sung một vài bằng chứng cụ thể hơn, nghĩa là lấy ví dụ về sự lắng nghe của người nổi tiếng hay những người có sức ảnh hưởng nhất định. Như vậy, bài viết sẽ được cụ thể hóa hơn, dẫn chứng sẽ phong phú hơn đồng thời đem đến những hiểu biết nhất cho người đọc. 

* Thực hành viết
Đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

* Bài làm:
Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì cuộc sống con người cũng càng phức tạp, giả dối. Những năm gần đây, khái niệm sống ảo đã ra đời và ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói, việc sống ảo làm có nguy cơ đánh mất các giá trị thực. Ý kiến ấy là rất đúng về hiện tượng này.

Sống ảo là việc con người sống khác, khác bản thân mình, khác thực tế. Có thể coi sống ảo là một dạng phô bày không giống với sự thật lắm. Sống ảo thường được thể hiện qua các phương tiện của mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, twitter, weibo. Trên những trang mạng xã hội này người ta thường xuyên đăng tải những bức hình khác thực tế, những dòng trạng thái status cũng khác thực tế nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ và nhận thức của mọi người.

Có thể thấy việc sống ảo nhiều nhất là khi các bạn trẻ sử dụng các công cụ make up, chụp hình, chỉnh hình làm đẹp rồi đăng tải trên mạng xã hội khiến mọi người lầm tưởng về vẻ đẹp, ngoại hình của mình. Rồi họ đăng tải những dòng trạng thái cũng giả dối để đánh lừa mọi người chẳng hạn như là “Đang ở một nơi rất xa” (thực ra là ở nhà), “Rảnh được đưa đi ăn” (thực ra là tự đi)… Những người sống ảo đăng hình và trạng thái thường nhằm mục đích PR cho bản thân mình, khoe khoang về bản thân: ngoại hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng… Người ta đăng hình ảnh, trạng thái từ không đúng lắm so với thực tế cho đến khác xa thực tế, sai sự thực hoàn toàn để được mọi người, bạn bè trên mạng xã hội trầm trồ, thán phục, khen ngợi.

Sống ảo có tính chất lây lan và gây nghiện. Người sống ảo lâu dần hình thành một thói quen khó bỏ. Trước khi ăn bao giờ cũng phải lôi điện thoại ra chụp lại hình, đi chơi ở đâu bao giờ cũng chụp hình post facebook đầu tiên. Thậm chí trong những hoàn cảnh không phù hợp cũng lôi điện thoại ra check in sống ảo. Thế giới ảo bao quanh chúng ta, khiến mọi người không còn phân biệt được. Dần dần con người quên đi những giá trị thực tế, quên đi những điều rất bình dị trong cuộc sống. Sống ảo dẫn con người đến những giá trị giả dối, khiến con người dần quên mất thực tại, nhầm lẫn giữa thực tại và thế giới ảo. Nhiều người lợi dụng các công cụ mạng xã hội để bán hàng, lừa lọc bằng những hình ảnh, lời lẽ văn hoa, hào nhoáng. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi người bạn mình gặp gỡ quen biết qua mạng xã hội lại khác xa thực tế. Người ta thất vọng, chê bai thậm chí là làm nhục nhau. Bởi vì quen biết nhau qua những thước hình lung linh trên mạng, không ít bạn trẻ đã bị lừa lọc, bị dụ dỗ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Bởi vì hiện tượng sống ảo đang ngày càng trở nên phổ biến nên con người cũng dần đa nghi với những gì xảy ra quanh mình. Nhìn một tấm hình, nghe một lời quảng cáo, người ta thường hỏi “Có thật không đấy”, “ở ngoài thế nào”… Có lẽ, vì sống ảo nhiều nên chính ta cũng đang dần mất niềm tin vào con người và dễ thất vọng với những gì xung quanh.

Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, làm đẹp mình cũng là việc nên làm nhưng nếu cứ sống ảo, cứ giả dối như vậy sẽ chỉ khiến chúng ta dần làm mất đi giá trị thật của chính bản thân mình. Vì vậy mỗi người cần sáng suốt, tỉnh táo và nên bài trừ việc sống ảo, hãy để những gì chân thật được trở lại là chính nó.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây