* Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
Câu 1 - Trang 65: Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở câu mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).
Trả lời:
- “Buồn” chỉ tâm trạng của con người, “điệp điệp” là từ chỉ dòng chảy hoặc nói lem lém, nói lau láu. Ví dụ: Điệp điệp bất hưu (Nói luôn mồm không thôi).
- Vì thế, trong từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang tác giả đã tạo ra cách kết hợp từ trái với logic. Cách kết hợp như vậy gợi tả một nỗi buồn day dứt lòng người của tác giả.
Câu 2 - Trang 65: Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.
Trả lời:
Cụm từ “sâu chót vót” là hình ảnh cực kì độc đáo, bởi lẽ “chót vót” vốn là một từ để miêu tả độ cao nhưng ở đây lại được dùng để miêu tả độ sâu, cùng với câu thơ sau tạo nên một bức tranh vô cùng rộng lớn mà trong đó là sự tồn tại nhỏ bé của tác giả.
“Sâu chót vót” là một trong những từ thể hiện rõ cách kết hợp từ đầy độc đáo, sáng tạo, táo bạo của Huy Cận trong việc làm sáng tỏ tâm tư, tình cảm của mình. Cụm từ này được tác giả sử dụng để miêu tả bầu trời xanh, cao, rộng. Từ “sâu” gợi lên một độ cao, gợi lên cái hun hút, thăm thẳm của bầu trời hoàng hôn hay nó chính là biểu tượng cho vũ trụ bao la, rộng lớn, rợn ngợp; kết hợp với tính từ “chót vót” càng làm tăng thêm sự cao, xa vời vợi, thăm thẳm của bầu trời. Đứng trước khung cảnh tráng lệ, mênh mông ấy, con người càng trở lên nhỏ bé, cô đơn, mơ hồ với nỗi niềm “bâng khuâng” khó tả trước một không gian rộng lớn. Bởi cái ý nghĩa biểu tượng đầy sâu sắc kết hợp với thanh điệu nhịp nhàng, cụm từ “sâu chót vót” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc như một nét nghệ thuật đắt giá của Tràng giang hay chính phong cách thơ độc đáo của Huy Cận.
Câu 3 - Trang 65: Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (Trích Tràng giang):
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Trả lời:
Hình ảnh "cồn nhỏ" đã gợi liên tưởng đến những bãi cồn nhỏ vắng lặng trên dòng sông. Câu thơ gợi ra không gian vắng lặng đến rợn người, khung cảnh u buồn nhuốm vẻ đìu hiu, tàn tạ càng khắc sâu nỗi buồn của nhân vật trữ tình, hay chính nỗi buồn sự cô đơn, lạc lõng với khát khao cháy bỏng được nghe những tiếng vọng thân thiết của cuộc đời đã nhuốm màu tâm trạng cho cảnh vật đúng như nahf thơ Nguyễn Du từng viết:
"Cảnh nào cảnh chẳng sinh tình
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Câu thơ trên được tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ đó là từ “lơ thơ” và từ “đâu” lên đầu của mỗi câu thơ. Theo lẽ thường, câu thơ có thể là “Cồn nhỏ lơ thơ gió đìu hiu/ Tiếng làng xa đâu vãn chợ chiều.” nhưng ở đây tác giả đã sử dụng hình thức đảo nghĩa tài tình nhằm nhấn mạnh sự hoang vắng, quạnh quẽ nơi bãi cồn, sự tàn chợ của những phiên chợ chiều, tất cả đều mang theo sự tiếc nuối, ngóng trông. Cồn cát thì trở lên đìu hiu, vắng vẻ với tiếng gió heo hút càng nhấn mạnh sự cô đơn, chán nản, buồn tẻ cho nhân vật trữ tình. Rồi những tiếng mặc cả, tiếng rao bán hàng của những phiên chợ chiều cũng biến mất, thay vào đó cũng là một không gian yên tĩnh, vắng tiếng cười nói của con người… Bởi vậy, hình thức đảo ngữ này không chỉ nhấn mạnh vào sự hiu hắt, quạnh quẽ của cảnh vật mà qua đó tác giả cũng muốn nói lên nỗi buồn thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn mình, một nỗi buồn man mác, cô đơn giữa đất trời, vũ trụ bao la rộng lớn của một con người mang trong mình tâm trạng trĩu nặng.
Có thể nói tác giả Huy Cần đã rất khéo léo khi sử dụng những từ láy "lơ thơ, đìu hiu" để tăng hiệu quả tạo hình, vừa diễn tả được những tâm trạng cô đơn, phức tạp của nhân vật trữ tình. Trong không gian rợn ngợp của cồn cỏ, sự xuất hiện của "tiếng làng xa vãn chợ chiều" tưởng chừng sẽ lấy lại chút sinh khí cho cảm xúc của bài thơ nhưng vô tình lại càng làm cho cảnh thơ thêm buồn. Tiếng làng xa ở đây không phải âm vọng của cuộc sống thực mà nó được vọng lên từ tâm tưởng, từ khát khao cháy bỏng của nhà thơ. Nhà thơ như đang mải miết kiếm tìm những âm thanh, dấu hiệu của cuộc sống nhưng bất lực trong sự trăn trở khôn xiết "đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều".
Câu 4 - Trang 65: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở dòng thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.
Trả lời:
Giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở dòng thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: Tác giả đã bổ sung chức năng mới cho dấu câu, diễn tả hai hình ảnh đối lập nhau. Dấu hai chấm không chỉ đơn thuần để ngắt câu mà nó còn mang dụng ý nghệ thuật sâu sắc nhằm nhấn mạnh hơn không gian bao la, bát ngát đến vô tận. Con chim lẻ loi đơn độc này dường như đang mang một gánh nặng, một bóng chiều trong mình, không chỉ trong cảm xúc, mà còn trong dòng chảy nghệ thuật đang tiến trên trang giấy.
Câu 5 - Trang 65: Trong bài Tỳ bà của Bích Khê, hai dòng thơ cuối được tác giả viết như sau:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Bích Khê. Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)
Ở một số bản in về sau, hai dòng thơ trên đã có một biến dổi:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
(Thơ Bích Khê, Sở văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)
Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở thời điểm này.
Trả lời:
Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là do tác giả đã phát hiện ra một nét nghĩa mới về câu thơ.
Theo bản in năm 1939, ở đây tác giả đang muốn nói đến sự trở lại của nỗi buồn trong tác giả, tưởng như vô hình nhưng thực ra nó vẫn tồn tại khiến tác giả thốt ra lời cảm thán “Ô!”. Nỗi buồn đó đang cùng với cây ngô đồng rải xuống những cánh hoa vàng theo gió thu. Phải chăng là “thu mênh mông” hay chính là nỗi buồn mênh mông của tác giả. Câu thơ này khiến chúng ta xúc động, thương cảm đối với sự tài hoa của Bích Khê.
Nhưng đến bản dịch năm 1988, người dịch đã bỏ dấm chấm hỏi đi và để câu thơ thành “Ô hay buồn vương cây ngô đồng…”. Cách viết như vậy nhằm thể hiện một sự chắc chắn, khẳng định của tác giả. Nếu từ “Ô! Hay…” gợi lên cảm giác về một nỗi buồn còn mơ hồ, không biết là thực hay hư thì đến bản dịch này, người dịch dường như khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật.