Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số

Chủ nhật - 04/08/2024 22:40
Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số - Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ.
- Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
- Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn để, nêu được ví dụ minh hoạ.

2. Năng lực
- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
- Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu nhũng ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ.
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).
- ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (NLd).

3. Phẩm chất
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng.

B. CHUẨN BỊ
- GV: Một số trang web liên quan đến chủ đễ năng lượng tái tạo, được liệt kê nhờ máy tìm kiếm theo những từ khoá như “năng lượng tái tạo” “năng lượng thay thế”, “năng lượng sạch”,... Phân loại các trang web theo mức độ tin cậy của thông tin, phù hợp với các tiêu chí đánh giá như nguồn gốc, mục đích, chứng cứ, thời gian.

C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động khởi động
Đoạn hội thoại nhằm nêu bật vai trò của năng lượng tái tạo và đặt vấn để cần giải quyết.
Nhiệm vụ của HS là tạo bài trình chiếu với chủ đễ năng lượng tái tạo để:
- Làm rõ ưu, nhược điểm của các nguồn năng lượng và đặc điểm tự nhiên của địa
phương.
- Từ đó đề xuất giải pháp phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với nơi mình đang
sinh sống.

NHIỆM VỤ 1. Hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu về chủ đề năng lượng tái tạo
Nhiệm vụ này giúp HS thực hiện YCCĐ “chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể”. Việc hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu giúp HS cụ thể hoá công việc xây dựng bài trình chiếu, giúp họ định hướng, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, hỗ trợ những nội dung dự kiến.
Ba bước hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK nhằm giải quyết ba nhiệm vụ nhỏ hơn, chuẩn bị cho việc xây dựng bài trình chiếu:
- Hình thành ý tưởng, thông điệp của nhóm HS. Bước này yêu cầu HS đưa ra luận điểm về một khía cạnh của năng lượng tái tạo mà họ cần thuyết phục người nghe.
- Phát triển ý tưởng thành nội dung theo mạch lôgic. Bước này yêu cầu HS phát triển mạch suy luận, dự kiến luận cứ, luận chứng để thuyết phục người nghe.
- Xác định cấu trúc và nhũng yêu cầu cụ thể. Bước này yêu cầu HS dự kiến cấu trúc, số trang và phong cách trình này phù hợp với điểu kiện, người nghe cụ thể.
- Trong nhiệm vụ này, những nhóm HS khác nhau có thể đề xuất nhũng luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc lập luận cần hợp lôgic, dựa trên các quy tắc suy diễn.

NHIỆM VỤ 2. Tim kiếm và đánh giá thông tin
Nhiệm vụ này giúp HS thực hiện yêu cầu: Sử dụng được công cụ tìm kiếm, đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề.
- HS tìm kiếm, khai thác tư liệu trong môi trường số theo luận điểm đã nêu ra ở Nhiệm vụ 1 vẽ chủ đẽ năng lượng tái tạo.
- HS đánh giá lợi ích của thông tin tìm được để giải thuyết phục người nghe về luận điểm đã đưa ra trong Nhiệm vụ 1.
- Trong nhiệm vụ này, HS cần tìm kiếm, lưu trữ và đánh giá lợi ích của thông tin tìm được, hỗ trợ các lập luận của bài trình chiếu.
- Trong bước tìm kiếm, từ khoá hợp lí sẽ giúp máy tìm kiếm trả lại những kết quả tốt, phù hợp với yêu cầu tìm kiếm. Ngoài việc lựa chọn từ khoá, những kĩ thuật tìm kiếm nâng cao cũng có thể hỗ trợ HS tìm được kết quả hữu ích.
- Trong bước lưu trữ, việc ghi chép nguồn gốc, nội dung, địa chỉ và thời gian của dữ liệu tìm được vừa giúp HS đánh giá lợi ích thông tin đối với vấn để cần giải quyết, vừa giúp họ lập danh mục tài liệu tham khảo của báo cáo.
- Trong bước đánh giá, nội dung tìm được một mặt cần phải phù hợp với yêu cầu của báo cáo, mặt khác cần phải có độ tin cậy cao. Độ tin cậy của thông tin được đánh giá dựa trên các tiêu chí như nguồn gốc, mục đích, chứng cứ và thời gian của dữ liệu.

NHIỆM VỤ 3. Xử lí và trao đổi thông tin
Nhiệm vụ này giải quyết yêu cầu: Sử dụng được công cụ xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Như vậy, HS cần phải thực hiện cả hai nhiệm vụ thành phần:
- Xử lí thông tin: Trong nhiệm vụ biên tập nội dung bài trình chiếu (một phần của Nhiệm vụ 3), GV có thể đặt ra những yêu cầu khác nhau như độ dài văn bản, cách dùng ngôn ngữ, đặc điểm của hình ảnh, bố cục, tỉ lệ,... để HS nâng cao kĩ năng xử lí thông tin bằng máy tính.
- Trao đổi thông tin: Ngoài việc trao đổi thông tin trong nhóm để hoàn thành sản phẩm, HS có thể chia sẻ sản phẩm của mình với các nhóm khác hoặc gửi tới GV qua môi trường Internet hoặc các phương tiện kĩ thuật số khác, tuỳ theo điểu kiện cụ thể.

Yêu cẩu
- Tạo bài trình chiếu theo cấu trúc đã định.
- Biên tập nội dung bài trình chiếu.
- Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số.

D. MỘT SỐ LƯU ÝVÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG
Một số lưu ý
HS được khuyến khích nêu ý tưởng hay khía cạnh mà cá nhân hoặc nhóm của mình quan tâm, có quan điểm riêng biệt muốn được trình bày trước tập thể lớp. Vì vậy nội dung trong SGK chỉ là một gợi ý khi trong lớp học có thể nảy sinh nhiều ý tưởng khác nhau.
Kết quả tìm kiếm cẩn được ghi lại với những nội dung như trong yêu cầu nhưng không nhất thiết phải ghi theo định dạng bảng như trong SGK đã thực hiện.
Việc biên tập dữ liệu (một phần của Nhiệm vụ 3) là quan trọng vì nó thể hiện năng lực xử lí thông tin của HS. Để rèn luyện kĩ năng này, GV có thể đặt ra những yêu cầu đa dạng vẽ độ dài văn bản, vẽ ngôn ngữ, về hình ảnh,... trong khi đảm bảo nội dung không thay đổi.
Việc trình bày trước lớp có thể được đặt ra nếu có thời gian vì đó là cơ hội để HS luyện lập kĩ năng trao đổi thông tin trước tập thể và thuyết phục người nghe dựa trên lập luận.

Kiến thức bổ sung
Lập luận là một kĩ năng quan trọng, cần thiết ở mọi cấp độ trao đổi thông tin, dù là ngắn như một câu, một đoạn văn bản, dài như một báo cáo khoa học hay đồ sộ như một đề án, một công trình nghiên cứu. Người ta có thể đánh giá được chất lượng của báo cáo dựa trên luận để, luận điểm, luận cứ và luận chứng của báo cáo đó.
- Luận đề là một giả thuyết, một phát biểu mà tính đúng đắn của nó cần được chứng minh bằng cách lập luận lôgic. Trong để văn nghị luận thường xuất hiện một luận đề mà người thi cần phải làm rõ ý nghĩa, nội dung và nhất là tính đúng đắn của vấn đẽ ấy.
- Luận chứng là những dấu hiệu được bộc lộ, được sử dụng trong lập luận. Bằng chứng, minh chứng có thể là giấy tờ, tài liệu, số liệu, hình ảnh, đồ vật, hiện vật được tổ chức chuyên môn xác thực là đáng tin cậy thì mới được sử dụng để bảo vệ cho luận điểm.
- Luận cứ là những yếu tố phi vật thể, vô hình nhưng đáng tin cậy, được đưa ra để làm cơ sở (căn cứ) cho lập luận, suy diễn,... Luận cứ có thể là những tiên đề, nguyên lí, chân lí, danh ngôn, ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ,... Đó là những tri thức được đa số mọi người công nhận là đúng, tin cậy.
- Luận điểm là những kiến giải, nhận định mà người viết đưa ra dựa trên suy diễn lôgic. Luận điểm được các luận chứng và luận cứ bảo vệ. Khi trình bày, luận điểm có thể được nêu ra trước hoặc sau khi nêu luận chứng hay luận cứ. Mức độ tin cậy của luận điểm không vượt quá độ tin cậy của luận chứng và luận cứ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây