A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
2. Năng lực
- Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hoá và không vi phạm pháp luật.
- Hiểu và ứng xử có văn hoá trong thế giới ảo, khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số (NLb).
3. Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số và tạo sản phẩm số (không sử dụng các thông tin không có bản quyển khi tạo sản phẩm số,...).
B. CHUẨN BỊ
- GV: hình ảnh, video, bài báo, một vài ví dụ vẽ sân phẩm kĩ thuật số.
- HS: hình ảnh, video,... về sản phẩm kĩ thuật số do chính mình tạo ra (nếu có).
C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động đưa ra tình huống cụ thể vẽ việc ứng xử khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Hai trường hợp ứng xử của bạn An đểu rất phổ biến trên mạng, quen thuộc với HS. Hằng ngày, các em đã có thể làm như trường hợp 1 mà không hề biết là mình đã làm không đúng, không trung thực.
GV cho HS thảo luận, tìm ra câu trả lời và trình bày ý kiến của mình trước lớp để các em nhận biết được đúng, sai. Từ tình huống cụ thể này, GV có thể liên hệ, mở rộng đến các tình huống khác trong thực tế.
1. Biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số
Hoạt động 1. Biểu hiện nào là vi phạm?
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
HS nhận biết và nêu được những biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. |
- Chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 5-6 HS).
- Các nhóm thảo luận để tìm ra một vài biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số và chia sẻ với lớp.
- GV chọn nhóm đại diện hoặc tất cả các nhóm chia sẻ đổng thời nếu có công cụ công nghệ phù hợp hỗ trợ).
- GV tổng hợp kết quả. |
- Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
- Đánh giá theo câu trả lời đúng.
- Câu trả lời của HS có thể là: dùng phần mềm bẻ khoá, mua đĩa nhạc lậu (đĩa nhạc được sao chép lại, không có bản quyển), sao chép các hình ảnh, bài hát từ trên mạng,... |
Thời gian cho hoạt động khoảng 8 - 10 phút. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
HS đọc đoạn văn bản và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1. HS có thể bổ sung thêm những hiểu biết, trải nghiệm của mình đối với các hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số mà HS biết rõ.
GV có thể tìm thêm các bài báo, video về các hành vi và tác hại đối với việc vi phạm đạo đức, pháp luật hay biểu hiện thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
GV cần nhấn mạnh đến hành vi quay video rồi phát tán lên mạng hay phát trực tiếp (livestream) lên mạng các vụ bạo lực học đường, đưa thông tin cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được phép đểu là các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, thiếu văn hoá. Đó là các hành vi mà các em HS rất dễ vô tình mắc phải.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
HS cần ghi nhớ ba điểu lưu ý để tránh vi phạm bản quyển dù cố ý hay không cố ý. Trong đó, điểu thứ ba (hầu hết thông tin trên Internet đều có bản quyển) không phải là ai cũng biết. Nhiều người (kể cả những người có hiểu biết nhất định) vẫn vô tư sử dụng các thông tin trên mạng mà không để ý gì đến bản quyển.
Câu hỏi (hoạt động cũng cố kiến thức)
Đáp án:
1. c.
2. Một vài hành động chưa đúng có thể là: tải các bản nhạc, phim không có bản quyền.
Tải về và cài đặt các phần mềm bẻ khoá được chia sẻ trên mạng. Thu âm, quay video ở những nơi không được phép,...
3. Tuân thủ những quy định về đạo đức, văn hoá và pháp luật khỉ tạo ra sản phẩm số
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Hình 4.3 trong SGK là sơ đồ tư duy liệt kê một số ví dụ về sản phẩm số mà HS có thể tạo ra nhằm đáp ứng sở thích cũng như nhu cầu học tập, kết nối bạn bè. Với các sản phẩm này, GV có thể cùng HS thảo luận những điểu cần thực hiện để đảm bảo tính trung thực, không vi phạm đạo đức, pháp luật, đảm bảo tính văn hoá.
GV khuyến khích HS nêu thêm các sản phẩm khác và phân loại sản phẩm theo nhóm để dễ nhớ.
Đoạn văn bản tiếp theo Hình 4.3 trong SGK nhắc nhở một số điểu cụ thể mà HS cần chú ý trong quá trình tạo sản phẩm số để đảm bảo sản phẩm tạo ra không ví phạm đạo đức, pháp luật, đảm bảo tính văn hoá.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Có thể kiểm tra mức độ hiểu của HS bằng câu hỏi: Vì sao cần đảm bảo tính văn hoá, tính đạo đức và tuân thủ pháp luật khi tạo ra các sản phẩm số?
Mục đích “tạo ra xã hội số lành mạnh và hợp pháp” là mục đích vĩ mô, tuy nhiên, để đạt được điểu đó thi phụ thuộc rất nhiều vào các hành động cụ thể của chính các em HS, thế hệ hiện tại và tương lai của xã hội số.
Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án:
Tuỳ theo từng HS. Câu trả lời có thể là:
a) Em nên khuyên bạn xoá bài đăng trên mạng xã hội vì điểu đó thể hiện sự thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ số.
b) Em nên bảo bạn tạm dừng tham gia cuộc thi và khuyên bạn nên hỏi ý kiến của mình trước khi sử dụng.
* Hoạt động luyện tập
Đáp án: Hành động vi phạm: a, c, e, f.
Hành động không vi phạm: b, d.
* Hoạt động vận dụng
GV khuyến khích và động viên để HS tạo sản phẩm và chia sẻ suy nghĩ của mình. GV gợi ý một số chủ đề và hình thức của sản phẩm số mà HS có thể tạo, ví dụ:
- Bài trình chiếu về chủ đề đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ số.
- Video phỏng vấn các bạn trong lớp, trong trường về các hành vi mà các bạn vô tình hay cố ý vi phạm hoặc nhìn thấy các bạn khác vi phạm.
- Bài viết đăng trên mạng xã hội về việc sử dụng công nghệ kĩ thuật số thế nào cho đúng.
GV sắp xếp thời gian (nếu có thể) để các em trình bày sản phẩm số của mình trước lớp.
D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG
Một số lưu ý
Việc kiểm tra xem sản phẩm của mình có vi phạm đạo đức và pháp luật hay thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số hay không là một hành động bắt buộc nhưng lại thường bị bỏ qua khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. chính vì vậy chúng ta cần nhận thức sâu sắc tác hại và tuân thủ những biện pháp để phòng tránh việc này.
Trong thực tế, các em HS thường không coi trọng, để ý đến các vấn đề bản quyền nên vô tình vi phạm. Ví dụ thấy một hình ảnh đẹp, một bài hát hay,... là sao chép và sử dụng mà không biết là mình đã vi phạm. Các hành động này thông thường không bị đánh giá và xử lí, tuy nhiên khả năng có thể trở thành các vấn để trầm trọng, ảnh hưởng đến bản thân các em, dính dáng đến pháp luật không phải là không có. Vì vậy, GV cần nhấn mạnh và nhắc nhở các em, không chỉ trong bài này mà trong cả quá trình giảng dạy môn Tin học để các em chú ý và có trách nhiệm với các hành động của mình khi tham gia vào mạng và sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Để các em dần dần hình thành thói quen, văn hoá tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản quyền, trung thực và có trách nhiệm với các sản phẩm mình tạo ra,...