Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế

Thứ tư - 07/08/2024 04:15
Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế - Chủ đề 4. Ứng dụng tin học.

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU

1. Kiến thức
- Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.
- Giải thích được sự khác nhau giũa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính
- Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế.
- Sao chép được dữ liệu từ các tệp văn bản, trang trình chiếu sang trang tính.

2. Năng lực
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế (NLc).
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học. Sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin (NLd).

3. Phẩm chất
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì trong học và tự học.
 

B. CHUẨN BỊ

- GV: Hình ảnh giao diện một số chợ ứng dụng trên mạng như: Google Play, Apps Store, Microsoft store,...
 

C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH

Ở lớp 7, HS đã được học kiến thức cơ bản vẽ phẩn mềm bảng tính. Bài học này là bài học đầu tiên của chủ đễ ứng dụng tin học, tiếp nối kiến thức lớp 7 về chương trình bảng tính.
Ngữ liệu xuyên suốt của chủ để ứng dụng tin học là những vấn để thực tiễn cuộc sống liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực Tin học. Ngữ liệu này đóng vai trò kết nối mạch tri thức chủ đề E với chủ đề G, tạo cơ hội cho HS có thêm hiểu biết về nghề nghiệp trong lĩnh vực Tin học một cách tự nhiên và hấp dẫn, từ đó nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với môn học và phát triển tư duy sáng tạo của HS. 

*  Hoạt động khởi động
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
Hoạt động này đặt HS vào ngữ cảnh thực tế để dẫn đền việc tạo bảng tính lưu trữ và tính toán số liệu. Hoạt động này cũng kết nối với kiến thức về chương trình bảng tính đã học ở lớp 7 sang kiến thức mới của chương trình bảng tính ở lớp 8. - GV giao nhiệm vụ của phần khởi động.
- HS đọc thông tin phần khởi động để hiểu yêu cầu và trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Câu trả lời của HS vẽ bảng tính ở Hình 5.1 trong SGK, ví dụ: Đơn giá của một số phần mềm 0 đồng được hiểu là phần mềm miễn phí Câu hỏi của phần khởi động là cầu hỏi mở, mục tiêu là để HS hiểu rõ ngữ cảnh của bài toán thực tế, không đánh giá đúng sai

1. Địa chỉ tương đối
* Hoạt động 1. Tính doanh thu phần mềm
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
Hoạt động này là sự kết nối với kiến thức cũ, để từ đó dẫn dắt đến khái niệm mới: địa chỉ tương đối. - Chia lớp thành các nhóm.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi và chia sẻ với lớp (nhóm đại diện hoặc tất cả các nhóm chia sẻ đồng thời nếu có công cụ công nghệ phù hợp hỗ trợ).
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động)
Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
1. Doanh thu = Đơn giá x Số lượt mua. Do đó, công thức tính doanh thu của phần mềm Quản lí thời gian là = C4*D4.
2. Để tính toán doanh thu cho các phần mềm còn lại mà không cần gõ công thức vào từng ô, ta dùng thao tác sao chép công thức, khi đó địa chỉ ô trong công thức sẽ tự động thay đổi theo từng dòng.
Kiến thức về công thức HS đã học từ lớp 7. Tuy nhiên, GV có thể dành một khoảng thời gian hợp lí để nhắc lại kiến thức cũ.

 * Kiến thức mới (hoạt động đọc)
HS đọc và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1. Kiến thức về địa chỉ ô, về công thức và sự thay đổi của địa chỉ khi sao chép công thức HS đã được học ở lớp 7. Trọng tâm của phần kiến thức là nhấn mạnh yêu cầu của bài toán tính doanh thu. Doanh thu thay đổi theo từng phần mềm khác nhau. Do đó, cần tạo ra công thức tính toán cho cột E mà các địa chỉ ô thay đổi theo từng dòng tương ứng với mỗi phần mềm khác nhau. Yêu cầu này dẫn đến cẩn dùng địa chỉ tương đối trong công thức.

* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Dựa trên kết quả thảo luận của Hoạt động 1 và hoạt động đọc, GV chốt kiến thức cẩn ghi nhớ.

* Câu hỏi (hoạt động cũng cố kiến thức)
Đáp án: Thực hiện sao chép công thức từ ô E4 đến các ô E6, E7, E8 và E9 ở Hình 5.2 trong SGK. Sau khi sao chép, công thức tại ô E6 là =C6*D6, công thức tại ô E7 là =C7*D7, công thức tại ô E8 là =C8*D8, công thức tại ô E9 là =09*D9.

2. Địa chỉ tuyệt đối
Hoạt động 2. Địa chỉ tuyệt đối
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
Hoạt động này đưa đến khái niệm mới “địa chỉ tuyệt đối” thông qua bài toán thực tiễn. - Các nhóm thảo luận câu hỏi và chia sẻ với lớp.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
1. Doanh thu của công ti = Doanh thu X Tỉ lệ (tại ô F2). Do đó, công thức tại ô F4 tính doanh thu của công tì cho phần mềm Quản lí thời gian là =E4*F2; công thức tại ô F5 tính doanh thu của công ti cho phần mềm Trò chơi sáng tạo là =E5*F2.
2. Nếu sao chép công thức từ ô F4 đến ô F5 thì thao tác đó có không trả lại kết quả công thức chính xác. Vì công thức tại ô F5 sau khí sao chép là = E5*F3.
Sau khi HS báo cáo kết quả, GV có thể cho HS thực hiện sao chép công thức ở bảng tính trên máy GV để cả lớp quan sát và thây kết quả công thức tại ô F5 không trả lại kết quả chính xác.

* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Trọng tâm của phần kiến thức này là nhấn mạnh yêu cẩu của bài toán tính doanh thu của công tì, trong đó tỉ lệ doanh thu là cố định đối với mọi phần mềm. Chương trình bảng tính quy ước địa chỉ tuyệt đối cho những ô chứa giá trị không thay đổi trong các công thức tính toán.

* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Dựa trên kết quả thảo luận của Hoạt động 2 và hoạt động đọc, GV chốt kiến thức cần ghi nhớ.

* Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: 1. B; 2. D.

3. Thực hành: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế
GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng bước hướng dẫn trong SGK.

4. Thực hành: Sao chép dữ liệu từ các tệp vắn bản, trang trình chiếu sang trang tính
GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng bước hướng dẫn trong SGK.

* Hoạt động luyện tập
Đáp án:
1. C
2 . HS nhập dữ liệu theo mẫu ở Hình 5.7 trong SGK.
c) Công thức nhập vào ô D5 là =C5- C5*$D$2.
e) Cột Số lượng là cột E, cột Tổng tiền ở vị trí cột F.
Do đó, công thức tính Tổng tiền ở ô F5 là =D5*E5.
f) Công thức tại ô Fl 1 là =SUM(F5:F10).

* Hoạt động vận dụng
HS tạo bảng dữ liệu của riêng mình vẽ phần mềm ứng dụng mà HS quan tầm theo mẫu gợi ý ở Hình 5.5 trong SGK. GV khuyến khích HS chủ động bổ sung vào bảng tính nhũng dữ liệu và công thức tính toán để có được thông tin mà HS muốn biết.

D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG
Một số lưu ý
Bài học thực hiện trong 2 tiết: 1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành
Tuỳ điểu kiện cơ sở vật chất và thói quen của GV và HS mà GV có thể lựa chọn phần mềm bảng tính và phiên bản phần mềm phù hợp. Phần mềm có thể khác nhau nhưng GV cần lưu ý một trong những biểu hiện của năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là không lệ thuộc công cụ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây