Trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học

Thứ tư - 08/05/2024 00:34
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình.

Trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học - Bài làm 1

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát từ việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.
 

Trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học - Bài làm 2

Chúng ta đã quá quen thuộc với cảnh học đường phong phú và đa dạng. Nơi đó, chúng ta thấy cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên của tuổi học trò nhưng cũng không ít khía cạnh tiêu cực, đặc biệt là vấn đề bắt nạt.

Trước hết, hãy cùng nhau hiểu rõ hơn về khái niệm 'tệ nạn bắt nạt'. Bắt nạt không chỉ là hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, mà còn ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của một cá nhân. Tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân: từ tổn thương cơ thể đến những vết sẹo tâm hồn không thể xóa nhòa. Thường nghĩ rằng những người bị bắt nạt là những người lập dị, yếu đuối, nhưng thực tế không phải như vậy. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, dù là người bình thường hay nổi bật. Đây thực sự là một vấn đề dai dẳng và khó giải quyết.

Vậy tại sao vấn nạn này vẫn còn tồn tại lâu như vậy? Nguyên nhân chính đến từ tâm lý lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, phản đối xã hội, muốn thu hút sự chú ý bằng mọi cách. Ngoài ra, nạn nhân thường do lo sợ trả thù mà không dám phản kháng. Một số người biết chuyện nhưng chọn lựa im lặng, ngó lơ. Nhà trường lo sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học lo sợ rủi ro cho bản thân, dẫn đến tình trạng cô đơn của nạn nhân.

Thực tế cho thấy, hiện tượng bắt nạt trong học đường diễn ra phổ biến, đa dạng. Hậu quả của nó là đáng tiếc: trẻ em rơi vào tình trạng cô lập, xa lánh xã hội, thậm chí từ bỏ cuộc sống vì sự châm chọc, chế giễu từ bạn bè. Điều này gây ra đau đớn cho các gia đình và suy giảm đạo đức xã hội.

Làm thế nào để loại bỏ sự tiêu cực đó khỏi xã hội? Đầu tiên, chúng ta cần bắt đầu từ việc dạy dỗ, rèn dũa ngay từ gia đình. Cách mà trẻ em được đối xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lý và hành vi của họ trong tương lai. Sau đó, nhà trường và cộng đồng cần thiết lập các biện pháp răn đe, trừng phạt mạnh mẽ. Tình đoàn kết, yêu thương giữa bạn bè cũng rất quan trọng để ngăn chặn bạo lực học đường. Hãy học cách lan tỏa tình yêu thương, bạn nhé!

Tóm lại, vấn nạn bắt nạt trong trường học gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần đứng lên bảo vệ bản thân và những người xung quanh, xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.
 

Trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học - Bài làm 3

Chúng ta đã không còn quá xa lạ với thế giới học đường muôn màu muôn vẻ. Ở đó, ta được thấy cuộc sống hồn nhiên, vui tươi của tuổi học trò. Nhưng bên cạnh đó, ta cũng phải chứng kiến không ít mặt tiêu cực, đặc biệt là vấn nạn bắt nạt học đường.

Trước tiên, ta cần hiểu rõ về cụm từ "tệ nạn bắt nạt". Bắt nạt có thể là những hành động bạo lực hoặc phi bạo lực, tác động đến thể chất và tinh thần của một cá nhân nào đó. Tệ nạn này đã và đang để lại nhiều tổn hại cho nạn nhân: tổn thương cơ thể, bóng đen tâm lí không thể xóa nhòa. Ta thường hay nghĩ người bị bắt nạt chắc là những kẻ lập dị, yếu đuối. Nhưng không, đó có thể là bất cứ ai. Nạn nhân có thể là một bạn học sinh rất bình thường, cũng có thể là người vô cùng nổi bật. Đây quả là một thực trạng vô cùng dai dẳng và khó xóa bỏ.

Vậy tại sao hiện tượng tiêu cực này lại có thể tồn tại lâu đến như thế? Nó bắt nguồn từ tâm lí lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, mang tâm thế chống đối xã hội, muốn làm những điều để bản thân có được mọi người chú ý. Không chỉ vậy, những nạn nhân do lo sợ bị trả thù, cũng không dám phản kháng để bảo vệ chính mình. Ngoài ra, một điều ta thấy rất rõ ràng là việc tiếp tay cho những hành vi sai trái kia, Một vài người biết chuyện nhưng lựa chọn im lặng, ngó lơ. Nhà trường sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học sợ liên lụy đến bản thân, thành ra nạn nhân chỉ có thể cô độc chịu đựng.

Nhìn vào thực tế, có thể nói, hiện tượng bắt nạt trong học đường xảy ra rất phổ biến, dưới nhiều hình thức. Hậu quả nó mang lại là vô cùng đáng tiếc: những đứa trẻ thu mình lại, xa cách với xã hội, lựa chọn từ bỏ cuộc sống vì sự châm chọc, chế giễu của bạn bè. Nó đem đến nỗi đau cho những gia đình cùng sự tiêu cực, xuống dốc của đạo đức xã hội.

Vậy làm cách nào để ta có thể loại bỏ sự tiêu cực ấy ra khỏi xã hội? Đầu tiên, nó phải được bắt đầu từ việc dạy dỗ, rèn dũa ngay trong gia đình. Cách đứa trẻ được đối xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lí và hành động của chúng sau này. Tiếp đó, nhà trường và xã hội cũng cần đề ra những phương thức răn đe, trừng phạt nghiêm khắc. Tình đoàn kết, yêu thương giữa những người bạn cũng là yếu tố không thể thiếu để loại trừ bắt nạt học đường. Vì thế, hãy học cách lan tỏa yêu thương, bạn nhé!

Tóm lại, tệ nạn bắt nạt trong trường học đã mang đến nhiều thứ tiêu cực, gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể và cộng đồng. Chúng ta cần đứng lên bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh, xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.

Dàn ý Trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nạn bạo hành học đường.

2. Thân bài
a. Thực trạng
- Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lặng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến.
- Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc.
- Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.

b. Nguyên nhân
- Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh.
- Khách quan: do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

c. Hậu quả
- Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.
- Gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.
- Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

d. Giải pháp
- Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
- Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em.
- Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: nạn bạo hành học đường; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây