Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu"
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ.
Câu 5 (2,0 điểm): Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Thể loại: thơ tự do
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm |
1,0 điểm |
Câu 2 |
Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông. |
1,0 điểm |
Câu 3 |
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: "Nước gương trong"
+ Nhân hóa: "Soi tóc những hàng tre"
+ So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"
- Hiệu quả:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
- Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương", tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu tha thiết, mến thương quê hương. Qua bài thơ chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên vẹn nguyê trong ngần qua dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.
- Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim tác giả. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
- Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.
- HS trình bày về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nêu cảm nhận về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi. |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
2. Thân bài
a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:
- Tín hiệu gợi lên mùa thu là những hình ảnh "sáng mát trong", "hương cốm mới" => gợi lên hình ảnh mùa thu đặc trưng của Hà Nội.
- Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm: một mùa thu với những cảnh đẹp nhưng buồn.
b. Hình ảnh mùa thu nơi chiến khu cùng sự chuyển biến tâm trạng của tác giả:
- Mở đầu là câu thơ khẳng định "Mùa thu ...rồi" : niềm vui, niềm phấn khởi trước cuộc sống đổi mới.
- "Tôi đứng nghe vui...đồi" : Ba động từ liên tiếp trong cùng một câu thơ thể hiện một sự chú ý tuyệt đối, tập trung cao độ hướng về đất nước, niềm vui.
- Hình ảnh "rừng tre" : Biểu hiện cho con người Việt Nam, cho những truyền thống của dân tộc ta (so sánh với thơ Nguyễn Duy).
- "Phấp phới" : vốn là từ để chỉ những thứ nhẹ nhàng, mềm và mỏng, có thể bay trong gió nhưng tác giả đã sử dụng cho "rừng tre" : thể hiện một niềm vui sướng tột độ, phấn khởi vô cùng của con người Việt Nam.
- Hình ảnh "trời thu, trong biếc": hình ảnh của bầu trời thu với màu xanh biêng biếc, màu xanh của hy vọng, của niêm vui, hạnh phúc với tiếng cười của những con người được làm chủ quê hương của mình.
- Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về đất nước đẹp tươi, giàu có của mình.
c. Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh cùng niềm tự hào về truyền thống của cha ông :
- Nhà thơ tự hào về truyền thống của cha ông "Nước chúng ta ...nói về!" : Những con người Việt Nam từ lớp này tới lớp khác, luôn đứng lên giành lấy tự do và độc lập cho dân tộc => nhắc nhở chúng ta về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
- Hình ảnh của đất nước trong những năm tháng chiến tranh :
+ Hình ảnh "dây thép...chiều", hay "những cánh đồng ...máu" :
Hình ảnh đau thương, khốc liệt của chiến tranh.
+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa : cho thấy sự bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào.
+ Hình ảnh những người chiến sĩ hành quân được thi vị hóa với hình ảnh "nhớ mắt ...yêu"=> Ở đây tình yêu đôi lứa đã hòa chung với tình yêu của đất nước, trở thành nguồn động lực để chiến đấu vì Tổ quốc (so sánh với thơ Quang Dũng).
- Tác giả còn dùng một đoạn thơ để nhấn mạnh sự tàn ác của kẻ thù bằng cách liệt kê một loạt những tội ác của kẻ thù.
=> Tác giả sử dụng những hình ảnh tương phản để làm nổi bật lên phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam, đồng thời khẳng định tình yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta "Xiềng xích ...thương nhà!"
d. Hình ảnh đất nước trong niềm vui xây dựng xã hội và khát vọng hướng tới tương lai :
- Hình ảnh đất nước với tiếng kèn gọi quân với những làn khói nhà máy bay trong gió =>gợi lên công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
- Động từ "ôm đất nước": bao trọn tình yêu to lớn dành cho những con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở nên bất khuất, anh hùng.
=> Niềm vui, niềm tự hào khi dân tộc ta đi lên đổi mới từ những đau thương, phát triển, xây dựng đất nước.
e. Kết luận chung :
- Nội dung : Miêu tả về đất nước từ những năm tháng còn chiến tranh, đau thương cho tới khi chúng ta chiến thắng, hướng tới tương lai.
- Nghệ thuật :
+ Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ, được lồng trong tình yêu nước.
+ Lời thơ chan chứa tình yêu, niềm tự hào dân tộc.
+ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn.
3. Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề. |
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Bài văn mẫu:
Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi là người ta nhắc đến một người Hà Nội đa tài với nhiều tài năng kiệt xuất. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với ca khúc Người Hà Nội mà còn viết kịch, truyện và thơ. Trong đó bài thơ được nhiều người biết đến và phổ nhạc là bài thơ Đất Nước.
Bài thơ là hình ảnh Việt Nam trong hoài niệm mùa thu, trong thời chiến và trong viễn cảnh về một tương lai tươi sáng. Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian dài từ 1949 đến 1955 và có một số đoạn trích từ các tác phẩm trước đó của ông như Một buổi sáng dịu mát như buổi sáng xưa hay Tiếng ve đêm,... Tuy nhiên, bằng tài năng của mình, Nguyễn Đình Thi đã biến nó thành một thể thống nhất và để nó trở thành một trong những tác phẩm thơ hay nhất về đề tài đất nước trên diễn đàn văn học Việt Nam.
Mở đầu bài thơ, người ta thấy hiện lên trước mắt là một khung cảnh trời thu với những hình ảnh thật hoài niệm của mùa thu Hà Nội:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
Khi viết bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đứng giữa núi rừng Việt Bắc mà lòng vẫn nhớ Hà Nội xa xôi với hương cốm nồng nàn. Nếu là người Việt Nam, ai cũng biết Hà Nội đẹp và thơm nhất vào những ngày thu với bầu trời trong xanh và hương cốm Làng Vòng thoang thoảng trong gió. Và Nguyễn Đình Thi - người con Hà Nội cũng không ngoại lệ khi nghĩ về Hà Nội của mình. Đứng giữa chiến khu Việt Bắc, giữa một buổi sáng mùa thu “trong veo mát rượi”, ông nhớ mong một Hà Nội có một trời thu như thế, thoảng trong gió hương cốm ngào ngạt nồng nàn. một nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội.
Mùa thu với cảnh sắc đất trời Hà Nội trong tâm tưởng “Tôi nhớ những ngày thu xa”. Vậy ông nhớ điều gì? Nguyễn Đình Thi tiếc những con phố dài Hà Nội, nhớ những ngày đầu se lạnh của thủ đô. Gió lành hơi lạnh là cái mà nhà thơ thao thức và khắc khoải nhất ở chỗ quá khứ và hiện tại cùng hiện hữu trong từng câu thơ, ý thơ mà người đọc cảm nhận được. Tôi đứng giữa thủ đô vào một sáng mùa thu se lạnh. Hình ảnh “cốm mới” gợi trong lòng ta biết bao nỗi nhớ về mùa thu Hà Nội với cốm Cốm gói trong lá sen xanh hương sen thoang thoảng trong gió.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió thu
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
“Nỗi nhớ” của nhà thơ là nỗi nhớ về những năm tháng ông còn sống trong lòng Hà Nội để hưởng cái “lạnh sớm” của mùa thu. Nguyễn Đình Thi đã tinh tế khi đặt “lạnh đầu”, nghĩa là cái lạnh sẽ là một phần của nỗi nhớ Hà Nội, bởi nó là hương vị đặc trưng riêng của tiết trời thu Hà Nội. Và hơn thế nữa hình ảnh “phố dài ít may” không thể không khiến chúng ta liên tưởng đến những con phố dài xưa cũ của Hà Nội. Những con phố ấy hiện lên rõ nét trong tâm trí của chính nhà thơ ông ở Việt Bắc. Và nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Nguyễn Đình Thi đã thật tinh tế khi ông đặt ở đây từ Hán Việt "hơi may".
Kết thúc những hình ảnh hoài niệm về Hà Nội khi xưa là hình ảnh của người vệ quốc quân trên đường ra đi vì chí lớn. Người chiến sĩ ấy ra đi với quyết tâm lớn;
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
Ra đi vì một ý chí lớn, một quyết tâm lớn, không bao giờ ngoảnh lại nhưng trong tâm hồn người lính này là nỗi nhớ quê hương da diết đến vô cùng. Nắng và lá rơi bên thềm khiến lòng người càng thêm sầu. Nỗi buồn tràn ngập tâm trí người lính nhưng không làm lung lay quyết tâm của anh. Khổ thơ đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội êm đềm trong tâm trí nhà thơ. Đó là một Hà Nội của những ngày trước chiến tranh thanh bình và nhẹ nhàng! Tiếp đến là những dòng thơ về hiện tại, về mùa thu của đất trời trên chiến khu Việt Bắc đồng thời cũng thể hiện sự thay đổi tâm trạng của tác giả. Nếu như ở đoạn thơ trên, Nguyễn Đình Thi thể hiện một mùa thu hoài niệm với một thoáng buồn thì ở đoạn thơ này, ta thấy niềm vui len lỏi trong từng dòng thơ:
"Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
Ngay từ những dòng đầu tiên của bài thơ này, người ta có thể thấy niềm vui tràn ngập trong từng câu chữ. Nguyễn Đình Thi khẳng định “Mùa thu này đã khác”, một lời khẳng định chắc nịch, chan chứa niềm hân hoan, hân hoan, rạo rực. Khổ trước là một niềm mong mỏi, một nỗi buồn phảng phất nhưng ở khổ thơ này niềm vui được nhân lên gấp bội. Cuộc sống mới giữa núi rừng Việt Bắc đã đem đến cho nhà thơ nguồn cảm hứng dồi dào. Nhà thơ đã viết:
"Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha"
Một câu thơ gồm ba động từ ở sau, là sự tập trung cao độ của nhà thơ khi nhìn hướng về đất nước, quê hương. Hơn nữa, trong bài thơ này ông đã sử dụng hình ảnh “rừng trúc ” – đó là hình ảnh tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, cho nhân dân "Rừng tre" ấy đang "phấp phới" trong làn gió mát rượi của mùa thu, trong niềm vui phấn khởi. Cả “ rừng tre” lớn như vậy, vậy mà Đinh Thi lại dùng từ “phấp phới” để chỉ, mà chỉ những thứ mỏng manh, mềm mại trước gió. Điều này cho thấy niềm vui dạt dào trong tâm hồn nhà thơ hơn là trong tâm hồn người dân Việt Nam. Tiếp theo, Nguyễn Đình Thi nói về hình ảnh mùa thu và sắc thu.Vẫn màu xanh ấy thế nhưng, thu ở đây "trong biếc tiếng nói cười", nó là màu xanh trong của hi vọng, của hạnh phúc tràn đầy của những con người được làm chủ đất nước của mình.
Từ những hình ảnh cụ thể trên, Nguyễn Đình Thi đã khái quát về hình ảnh đất nước. Hình ảnh này được miêu tả là một đất nước đầy máu và nước mắt do chiến tranh gây ra, một đất nước vươn lên từ vũng bùn của lũ lụt và đói nghèo nhưng vẫn chiến thắng. Hình ảnh xứ sở này gợi nhớ trong cậu bé làng Gióng một hình ảnh hết sức kì diệu. Sự trỗi dậy của đất nước khiến nó trở nên tráng lệ và đặc biệt hơn bao giờ hết. Tất cả những gian khổ, đau khổ đã làm cho đất nước “tươi mát vô cùng”, như Nguyễn Đình Thi đã viết.
Lời thơ mạnh mẽ và xúc động của Nguyễn Đình Thi là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau, tuyên dương sự kiên cường, bền bỉ của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành lại quyền tự do, độc lập của Tổ quốc. Từng dòng thơ, từng lời văn của Nguyễn Đình Thi đều diễn tả những cảm xúc đau thương, khổ cực của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh ác liệt. Qua hình ảnh đất nước vươn lên từ trong máu và đau thương của chiến tranh, trong bùn lũ, đói nghèo, ta cảm nhận được tình cảm yêu thương sâu nặng của Nguyễn Đình Thi đối với đất nước và con người Việt Nam. Với bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đã khai quật và đúc kết hình ảnh đất nước Việt Nam, một hình ảnh vững chãi và vô cùng chói sáng. Việt Nam đã từng bị đô hộ, đô hộ, nhưng chúng ta đã chiến thắng chủ nghĩa thực dân, xây dựng một đất nước tự do, độc lập và thịnh vượng.
Các thế hệ mai sau nên biết rằng chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh đau thương để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Để đổi lại sự hy sinh của những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước, tạo dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển, một nước Việt Nam mà tất cả nhân dân trên thế giới ngưỡng mộ và kính trọng.