Bài làm 1:
Ngày xửa ngày xưa, mặt đất trần trụi, chưa hề có dáng cây, ngọn cỏ nên hiu quạnh lắm. Trời bèn sinh ra trẻ con để cho khung cảnh vui lên.
Thế là hàng vạn trẻ con ra đời, bé nào cũng xinh xắn, đáng yêu. Mắt trẻ con sáng như sao nhưng lúc đầu chưa nhìn thấy gì bởi bóng tối vây quanh. Mặt trời liền nhô cao, toả ánh sáng rực rỡ để trẻ con nhìn rõ mọi thứ trong vũ trụ.
Nhưng trẻ con cần có tình yêu và lời ru mới lớn lên được. Trời đã dùng phép màu để sinh ra cho mỗi bé một người mẹ hiền từ để bế bồng, chăm sóc. Muốn cho trẻ thông minh, Trời lại sinh ra cho mỗi bé một người bố hiểu biết. Bố dạy bé rằng biển thì rộng, núi thì cao, con đường đi xa tắp, trái đất thì tròn.
Bố nói về nhiều điều hay, điều lạ, bé cứ tròn xoe mắt để nghe. Thích lắm nhưng khó nhớ, mau quên. Thấy vậy, Trời sinh ra cái chữ để ghi lại những điều bố nói. Tiếp sau đó, lớp học, trường học và thầy giáo cũng được sinh ra. Ngày ngày, trẻ em được tung tăng đi học, vui ơi là vui!
Cái bảng đen to bằng chiếc chiếu được treo ngay ngắn trên bức tường chính giữa lớp học. Thầy giáo cầm viên phấn trắng tinh, nắn nót viết từng chữ: Chuyện cổ tích về loài người.
Bài làm 2:
Theo chuyện kể lại rằng, thuở sơ khai trái đất hoàn toàn trần trụi, chỉ là một hành tinh hoàn toàn trống rỗng.
Ở đó, trẻ em đã xuất hiện đầu tiên, đánh dấu một quá trình biến đổi ngỡ ngàng. Vì trời tối quá, trẻ em chẳng thấy gì, nên mặt trời xuất hiện, tỏa ánh nắng ấm áp để sưởi ấm và giúp trẻ con nhìn rõ xung quanh mình. Nhưng khi đã nhìn thấy được, thì xung quanh lại chẳng có gì để ngắm cả. Nên sông núi, hoa cỏ lần lượt hình thành cho trẻ con chiêm ngưỡng. Tuy nhiên chỉ như vậy thì chưa đủ, bởi trẻ con không thể mãi nhỏ bé như thế.
Vì vậy, trời tạo ra bố mẹ, ông bà để nuôi dạy và chăm sóc trẻ con. Rồi trời tạo ra trường học, thầy cô, ghế bàn, sách vở, để trẻ con được học những điều hay, được gặp gỡ và đoàn kết với nhau. Ở đó, các em được dạy về Chuyện cổ tích loài người.