Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 8: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Thứ năm - 18/01/2024 08:51
Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 8: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam - Trang 61, 62, 63, 64, 65.

* Trước khi đọc

Câu hỏi trang 61: Em biết những tác phẩm văn học nào viết về mùa thu? Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp của mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích.
Trả lời:
Những tác phẩm văn học viết về mùa thu: Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sang Thu (Hữu Thỉnh), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư),...
 

* Đọc văn bản

1. Vấn đề được bàn luận trong bài.
Trả lời:
Vấn đề được bàn luận trong bài là nhà thơ Nguyễn Khuyến về các bài thơ viết về mùa thu.

2. Các cụm từ: “mùa thu của Việt Nam”, “nước ta”, “đất nước nhà mình”.
Trả lời:
- Các bài thơ này viết về cảnh sắc mùa thu Việt Nam, vừa nên thơ, vừa chân thực, chứ không phải mùa thu trong sách vở, được thể hiện qua hệ thống thi liệu ước lệ, tượng trưng như các tác giả khác.

3. Ý kiến của người viết về bài thơ "Thu ẩm"
Trả lời:
Bài thơ "Thu ẩm" không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng thì bài thơ tù túng và thiếu logic. 

4. Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài "Thu vịnh"
Trả lời:
Trong bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái ao được thể hiện ngay trong phần mở đầu. Mang thần của cảnh mùa thu, cái hồn, cái thần của cảnh thu tỏa xuống cả cảnh vật.

5. Cách tác giả nêu lí lẽ bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Trả lời:
- Lí lẽ thuyết phục. Bằng chứng là các câu thơ, cụm từ được dẫn ra từ bài “Thu vịnh”. Lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến, tập trung hướng đến làm sáng tỏ luận đề. 

6. Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài thơ “Thu điếu”.
Trả lời:
Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).

7. Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Trả lời:
Tác giả chứng minh cho ý kiến “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” bằng cách đưa ra thực tế ở huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng bé tẻo teo. Sóng biếc cũng gợn rất nhẹ.

8. Câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu
Trả lời:
- Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
 

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Thông qua chùm thơ thu và những câu thơ thấm đẫm hình ảnh và tình người chúng ta một lần nữa có thể khẳng định rằng Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ làng cảnh Việt Nam. Sự giản dị và lối sống thanh cao của ông cũng phần nào thấm nhuần vào những câu thơ mang màu sắc của nông thôn.

Câu 1 - Trang 65: Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào giúp em nhận ra điều đó?
Trả lời:
Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về Nguyễn Khuyến và ba bài thơ thu của ông bao gồm Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh.
Những yếu tố giúp em nhận ra điều đó:
- Nhan đề văn bản
- Các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng xuất hiện trong bài

Câu 2 - Trang 65: Tác giả bài nghị luận đã chỉ ra đặc điểm gì chung ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?
Trả lời:
Tác giả bài nghị luận đã chỉ ra đặc điểm chung của ba bài thơ thu như sau: 
+ Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
+ Cảnh trí đơn giản gần gũi,quen thuộc với làng quê Việt,Không rườm rà,lòe loẹt mà cũng không gò bó khuôn sáo.
+ Đậm đà màu sắc quê hương đất nước.

Câu 3 - Trang 65: Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Em hãy tìm các luận điểm thể hiện sự khác biệt ấy và nêu các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
Trả lời:
Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Các luận điểm và lý lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng bài:
- Thu điếu: hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam trong ba bài:
+ Cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện lên sống động, chân thật
+ Cái thú vị nằm ở điệu xanh, ở những cử động, ở các vần thơ và cách kết hợp với từ, với nghĩa chữ,...
- Thu ẩm: tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu
+ Có đêm sâu, ngõ vắng và đom đóm lập lòe
+ Cảnh chiều quê, có khói bếp quấn quýt lưng giậu
+ Bầu trời buổi chiều xanh ngắt
- Thu vịnh: mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, mang cái thần của cảnh mùa thu
+ Cái thần, cái hồn của cảnh thu nằm ở trời thu
+ Cây tre Việt Nam hợp với hồn thu

Câu 4 - Trang 65: Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đề?
Trả lời:
Tập trung hướng đến làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng về nét chung, vẻ đẹp riêng của ba bài thơ thu là sự cụ thể hóa luận đề về vẻ đẹp của làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến.

Câu 5 - Trang 65: Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng nào? Em có nhận xét gì về cách phân tích bằng chứng của tác giả?
Trả lời:
- Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng là: cây tre Việt Nam, hình ảnh ao cá, cảnh ai chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và những ngôn từ gần gũi mộc mạc về làng quê Việt Nam
- Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn vẹn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, ao cá, đông ruộng nông thôn,…

Câu 6 - Trang 65: Xuân Diệu nhận định: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hoá nội dung mùa thu” và “dân tộc hoá hình thức lời thơ”. Em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên?
Trả lời:
Xuân Diệu cho rằng: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu. Vì cả ba bài thơ đều gợi lên những hình ảnh và nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc, ngôn ngữ thơ giản dị và gần gũi, dễ hiểu. Ba bài thơ thu tuy giống nhau về điểm nhìn của tác giả, các phương thức biểu hiện. Tuy nhiên, mỗi bài lại mang một nét độc đáo riêng của thơ Nguyễn Khuyến. cảnh làng quê Việt Nam quen thuộc, đơn sơ, dung dị nhưng cũng vô cùng đặc sắc, đáng yêu. Cái hồn của quê hương hiện lên thật rõ ràng. Nó rất tiêu biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến về quê hương nhẹ nhàng, tinh tế với vài nét chấm phá mà vẫn hội tụ được rất nhiều vẻ đẹp.

Câu 7 - Trang 65: Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của văn bản (cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề, tổ chức luận điểm, ngôn ngữ, giọng văn nghị luận,...)?
Trả lời:
Bài viết được tổ chức mạch lạc và chặt chẽ.
- Ngay trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề bàn luận là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển.
- Tiếp đến, tác giả lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.
- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận.
- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đi đến sự đồng tình với quan điểm được nêu.
 

* Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Đoạn văn tham khảo 1:
Thu Vịnh là một tác phẩm thơ thất ngôn bát cú đặc sắc của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh sắc mùa thu. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với hình ảnh trong câu thơ “Nước biếc trông như tầng khói phủ”. Tác giả đã so sánh làn nước hồ với hình ảnh tầng khói phủ. Màu nước biếc nghĩa là nước rất xanh, sắc xanh đặc trưng của những hồ nước mùa thu xứ đồng bằng Bắc Bộ. Trong không gian vắng lặng, mặt nước trông mờ ảo như được phủ lên một tầng khói. Đó có lẽ là hơi sương của gió thu thổi đến - nét đặc trưng của mùa thu miền Bắc. Chi tiết ấy đã khéo léo khắc họa một nét đẹp vô cùng riêng của thiên nhiên nơi đây vào mùa thu. Cũng nhờ đó, mà thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và khắc họa cảnh sắc thiên nhiên của nhà thơ.

Đoạn văn tham khảo 2:
Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.

Đoạn văn tham khảo 3:
Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây