* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản: Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa.
1. Giới thiệu tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích.
Trả lời:
- Đời thừa là truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Đời thừa đặc sắc về nghệ thuật tự sự.
2. Mô tả và đánh giá cách Nam Cao kiến tạo truyện kể.
Trả lời:
Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn, toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với sự kiện chính là trận say rượu của nhà văn Hộ, nhân vật trung tâm. Câu chuyện cũng không được thuật lại theo trình tự thời gian.
3. Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn).
Trả lời:
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Điểm nhìn: điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài.
4. Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật.
Trả lời:
- Ngôi kể: Người kể chuyện toàn tri, nắm bắt được toàn bộ diễn biến hành động của nhân vật.
- Điểm nhìn: khắc họa nội tâm, suy nghĩ nhân vật.
- Lời trần thuật: miêu tả, kể lại… những hành động, suy nghĩ của nhân vật.
5. Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn.
Trả lời:
Đời thừa là một truyện ngắn ít hành động, không có những kịch tính dồn dập, thay vào đó, truyện tập trung miêu tả dòng suy tưởng và những xung đột trong thế giới tinh thần của nhân vật.
Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc họa nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng.
6. Đánh giá giá trị của tác phẩm
Trả lời:
Đời thừa là truyện ngắn giàu tính phê phán.
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 - Trang 43: Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý nào?
Trả lời:
Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý:
- Tổ chức mạch truyện
- Người kể chuyện
- Lối trần thuật hướng nội
- Thái độ của người kể với nhân vật
- Lời trần thuật
Câu 2 - Trang 43: Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự nào?
Trả lời:
Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự:
- Miêu tả yếu tố đó.
- Chỉ ra chức năng, vai trò của nó.
- Thái độ của người kể chuyện với nhân vật.
- Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.
Câu 3 - Trang 43: Bạn có thể học hỏi được điều gì từ cách phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa? Điều gì ở bài viết chưa làm bạn thỏa mãn.
Trả lời:
Học được cách tường thuật để kết nối các sự kiện, trình bày cho người khác hiểu được một vấn đề mà mình đang nói tới.
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
2. Tìm ý, lập dàn ý
Đề bài: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân
Bài làm:
Kim Lân là một trong rất nhiều gương mặt nổi trội trên văn đàn văn học dân tộc viết về đề tài người nông dân Việt Nam, xoay quanh đề tài này, Kim Lân đã vẽ nên một bức tranh hiện thực của dân tộc Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, những cảnh u ám trong nạn đói lịch sử năm 1945 khiến cho hai triệu đồng bào ta chết đói, những hình ảnh con người trong cảnh khổ đã dấy lên trong lòng người đọc những nỗi tiếc thương khôn nguôi. Và Kim Lân đã sử dụng một cách tài tình những biện pháp nghệ thuật đặc sắc để thể hiện rõ những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Điểm nổi bật về nghệ thuật phải nói đầu tiên ở đây chính là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Tình huống truyện được nhà văn tạo nên trong tác phẩm này chính là sự gặp gỡ của Tràng và người đàn bà xa lạ, để sau đó Tràng nhặt người này về làm vợ, chính tình huống truyện đặc biệt này mà chúng ta có thể thấy được hiện thực khắc nghiệt rằng trong nạn đói năm 1945, giá trị của con người rẻ rúng đến mức nào, vừa xây dựng hiện thực, vừa tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây nên cho chúng ta. Qua đó chúng ta có thể nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của con người trong cảnh khổ, là anh cu Tràng tuy xấu xí vụng về nhưng mang trong mình một tâm hồn lương thiện, là người đàn bà bất chấp để được ăn bát bánh đúc lại nuôi một nỗi khát khao được sống và luôn tin tưởng vào tương lai.
Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật cũng là một dụng ý nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân, nhà văn xây dựng một nhân vật chính với vẻ ngoài xấu xí nhưng đối lập bên trong đó là một tấm lòng lương thiện. Là người đàn bà xa lạ không rõ nguồn gốc, nghề nghiệp, quá khứ, nhưng luôn mang trong mình khát khao mãnh liệt là được sống, là bà cụ Tứ kham khổ, tảo tần, nhưng hiểu chuyện và mang trong mình lòng yêu thương con cái vô bờ bến. Tác giả đã xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình để bộc lộ được tính cách cũng như giá trị nội dung của tác phẩm.
Tác phẩm Vợ nhặt tác giả đã sử dụng lối trần thuật lôi cuốn, thông qua những cuộc đối đáp giữa các nhân vật với nhau, và ẩn chứa trong đó là tình cảm của những con người với nhau đã cùng cưu mang nhau qua cảnh khốn cùng.
“Vợ nhặt” là nhan đề của tác phẩm, xưa nay người ta chỉ đi lấy vợ, cưới vợ chứ có ai nhặt vợ bao giờ. Ấy mới biết, trong xã hội cũ, số phận của con người mong manh và rẻ rúng biết nhường nào. Chính cách sử dụng nhan đề ngược đời như vậy ta lại thấy được sự độc đáo trong cách đặt tên nhan đề, chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu trưng, và hé mở chủ đề của tác phẩm. Ngoài ra còn giúp cho người đọc tạo được ấn tượng ban đầu và kích thích tính hấp dẫn cho tác phẩm.
Kim Lân đã sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị và chân thực. Đối với một người chuyên viết về đề tài nông thôn Việt Nam như Kim Lân thì ông coi trọng lối nói tự nhiên, ngôn từ gần gũi với người đọc, để ông có thể truyền đạt hết những tư tưởng nhân đạo và tình cảm của tác giả đối với từng nhân vật trong tác phẩm của mình. Ông viết về họ với tất cả sự giản dị, chân thực và đơn thuần như chính tính cách và bản chất con người họ vậy. Là anh cu Tràng với những lời nói ngô nghê chân thực, không để ý đến lời chọc ghẹo của người khác, là sự thay đổi linh hoạt trong ngôn ngữ của người đàn bà. Và cuối cùng là những lời nói đơn giản, nghẹn ngào nhưng ẩn chứa bên trong đó là tình thương vô bờ bến của bà cụ Tứ. Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật là cơ sở để tác giả có thể dẫn người đọc tìm hiểu hết được các giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.