Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng

Thứ ba - 26/03/2024 09:31
Những hồi ức về đồng quê hiện hữu trong tâm trí của tác giả không chỉ đơn thuần là những cảnh sắc mà còn là một thế giới đậm đà văn hóa và tinh thần.
Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Bài mẫu 1
Những hồi ức về đồng quê hiện hữu trong tâm trí của tác giả không chỉ đơn thuần là những cảnh sắc mà còn là một thế giới đậm đà văn hóa và tinh thần. Nhìn chằm chằm vào đồng ruộng, hương thơm của những cồn thơm, lướt nhẹ trên những ô mạ xanh mơn mởn, và mùi ngọt bùi của nương khoai sắn, người ta cảm nhận được sự bình yên và thuần khiết của cuộc sống nông thôn. Xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi mòi theo năm tháng không chỉ là những khảo cứu vật về quá khứ, mà còn là những dấu vết của thời gian, là câu chuyện về sự hiện diện và mất mát.
Tất cả những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc, mỗi chi tiết nhỏ như cồn thơm, ô mạ xanh, hay nương khoai sắn, đều là những giai điệu của quê hương, âm nhạc của cuộc sống nông thôn. Nhìn thấy bóng dáng của những người lao động lam lũ, họ nhọc nhằn, nỗ lực vì mảnh đất quê hương, càng làm tăng thêm giá trị và ý nghĩa sâu sắc của những khoảnh khắc đơn giản mà tràn ngập tình thương. Nhất là bóng dáng của người mẹ già, chiếc đồng chiếc, trải qua muôn đời, là biểu tượng của sự kết nối vững chắc giữa con người và đất đai, là những câu chuyện về thời gian và truyền thống.
Không gian mà nỗi nhớ kể lên thật bình dị và thân thuộc, nhưng đằng sau đó là một tâm trạng sâu sắc của sự kiếm tìm, nuối tiếc, và trân trọng vẻ đẹp của nhà thơ. Mỗi hình ảnh, mỗi giai điệu, đều là những chi tiết góp phần làm cho những kí ức về quê hương trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn, làm nổi bật những giá trị văn hóa và nhân văn mà nhà thơ muốn giữ gìn và truyền đạt qua từng dòng thơ của mình.

Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Bài mẫu 2
Cảnh sắc và con người trong bài thơ Nhớ đồng được nhà thơ Tố Hữu tái hiện lại thông qua lăng kính của hồi ức và trái tim ông. (2) Đó là những người nông dân hiền lành như cục đất, sống cuộc sống lam lũ, vất vả, ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. (3) Là những mẹ già mòn mỏi tựa cửa chờ con đang ở nơi xa, chiến đấu vì quê hương tổ quốc. (4) Và cũng là những bãi lúa non xanh ven sông, trong không gian rộng lớn vẳng tiếng xe lùa nước, và tiếng hò ai từ bến kia sang. (5) Tất cả hiện về trong tâm trí nhà thơ, khi ông đang bị gò mình trong nhà tù chật hẹp, vì vậy mà càng thêm trân quý và đậm chất thơ hơn bao giờ hết.

Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Bài mẫu 3
Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ.

Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Bài mẫu 4
Khung cảnh hiện lên ở bài thơ "Nhớ đồng" của Tố Hữu chính là một làng quê trong buổi trưa êm ả. Tiếng hò cất lên phá tan không gian yên vắng, khiến cho cảnh vật bừng tỉnh sức sống. Gió mát thổi khe khẽ qua rặng tre xanh rì. Những gốc mạ non mới cấy mơn mởn xanh đang đưa tay. Ngay gần đó, những "mái nhà tranh" thấp lúp xúp nằm sát nhau. Bức tranh làng quê thanh bình ấy đã khiến lòng người dâng trào cảm giác nhớ nhung, muốn quay trở về với quê hương xứ sở thân yêu, ruột thịt.

Tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng - Bài mẫu 5
Ngoài khung cảnh làng quê yên bình, "Nhớ đồng" cũng miêu tả cảnh chiều buồn xao xác. Sương xuống phủ đầy cánh đồng ven sông khiến cảnh vật trở nên trầm lặng hơn ban ngày rất nhiều. Tiếng xe lùa nước vang lên giữa không gian rộng lớn nghe chầm chậm, đều đều. Con người hiện lên qua tiếng "hò đưa hố não nùng". Tiếng hò khiến cho thiên nhiên càng trở nên não nề, ảm đạm hơn. Nỗi buồn thấm lên cảnh vật có phải do buổi hoàng hôn hay do người chiến sĩ đang bị giam cầm trong nhà lao tối tăm? Có lẽ chính tác giả Tố Hữu cũng không xác định được điều đó, chỉ có một cảm giác man mác trải dài khắp đoạn thơ.
​​​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây