Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 10a: Định dạng nâng cao cho trang chiếu

Thứ ba - 13/08/2024 05:38
Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 10a: Định dạng nâng cao cho trang chiếu

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức
- Chọn đặt được màu sắc, cỡ chữ hài hoà và hợp lí với nội dung.
- Thực hiện được thao tác đánh số trang, thềm đầu trang và chân trang.

2. Năng lực
- Có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng (NLa).

3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thẩn tự học, nhiệt tình tham gia công việc chung.
 

II. CHUẨN BỊ

- GV: Một số tệp trình chiếu, hình ảnh một số trang trình chiếu đẹp để minh hoạ cho bài dạy.
 

III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH

* Hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động nhằm mục đích giới thiệu tình huống để HS bước đầu suy nghĩ về việc giải quyết một vấn đề, một công việc. Với yêu cầu rõ ràng là tạo bài trình chiếu trong lễ ra mắt CLB, HS sẽ đưa ra các phương án trả lời khác nhau cho câu hỏi. Đó có thể là: Bạn An cần chú ý đến nội dung trình chiếu (giới thiệu gì về CLB), hình thức bài trình chiếu (cần làm thật đẹp, thật ấn tượng,...), cách trình bày bài trình chiếu,...

1. Văn bản và màu sắc trên trang chiếu
Hoạt động 1. Đặc điểm của văn bản trên trang chiếu
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
HS biết được đặc điểm của văn bản trên trang chiếu: nội dung ngắn gọn, không cần chi tiết; hình thức thu hút, cỡ chữ to. - HS quan sát Hình 10a.1 và Hình 10a.2 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi. (GV cùng có thể chia nhóm để HS làm việc nhóm.)
- Tuỳ theo cách tổ chức, GV gọi hai HS hoặc đại diện hai nhóm trả lời câu hỏi.
- Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý và bổ sung để hướng cầu trả lời đúng vào mục tiêu của hoạt động.
Sản phẩm của hoạt động là nội dung trả lời các câu hỏi
Câu trả lời dự kiến:
- Văn bản ở Hình 10a.l trong SGK đầy đủ và chi tiết hơn. Văn bản ở Hình 10a.2 trong SGK ngắn gọn hơn.
- Văn bản ở Hình 10a.2 trong SGK (là văn bản trên trang chiểu) không cần có đầy đủ thành phần câu, chỉ cần nêu ý chính, ngắn gọn, rõ ràng.
Thời gian cho hoạt động khoảng 10- 15 phút.

* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản cung cấp kiến thức mới cho HS, đó là: văn bản trên trang chiếu khác với văn bản trong các tài liệu thông thường; phần mềm trình chiếu cung cấp nhiều công cụ cho phép người sử dụng trình bày văn bản đẹp, ấn tượng để góp phần hỗ trợ cho việc trình chiếu.

* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Hoạt động này giúp HS một lần nữa nhận ra tầm quan trọng của việc định dạng văn bản trong trang chiếu.

? Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: A.

2. Số trang, đầu trang và chân trang
Hoạt động 2. Các thông tin cần thiết của bài trình chiếu
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
HS biết được các trang chiếu cũng có các thành phần như: số trang, đầu trang và chân trang giống như trang văn bản. - GV có thể cho HS quan sát một số trang chiếu có đủ các thành phẩn đề’ HS có căn cứ trả lời các câu hỏi của Hoạt động 2.
- GV gọi hai HS trả lời câu hỏi.
- Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý và bổ sung để hướng câu trả lời đúng vào mục tiêu của hoạt động.
Sản phẩm của hoạt động là nội dung trả lời các câu hỏi
Câu trả lời dự kiến: Các trang chiếu cũng cần đánh số và thêm thông tin vào đẩu trang và chân trang. Lí do vì các bài trình chiếu cũng có thể có số lượng trang chiếu nhiều, cần thêm số trang để dễ truy cập, tìm kiếm. Các bài trình chiếu cũng có các thông tin chung cẩn cung cấp cho người nghe nên có thể để vào phần đầu trang và chân trang để tự động xuất hiện trong tất cả các trang chiếu.
Thời gian cho hoạt động khoảng 10- 15 phút.

* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản cung cấp kiến thức mới cho HS, đó là: Cũng giống như phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm trình chiếu cũng có công cụ cho phép người sử dụng đánh số trang, thêm đầu trang, chân trang cho trang chiếu.

* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Câu văn bản ngắn gọn giúp HS ghi nhớ thêm lần nữa khả năng đánh số trang, thêm đầu trang, chân trang của phần mềm trình chiếu.

3. Thực hành: Tạo bài trình chiếu cho lễ ra mắt CLB Tin học
Nhiệm vụ của phần thực hành là tạo bài trình chiếu mới Bài trình chiếu mới sẽ được sử dụng để thực hành một số yêu cầu khác trong chủ đề này, do đó GV nhắc HS chú ý thực hành cẩn thận từng bước theo hướng dẫn.
Phần nhập nội dung cho bài trình chiếu sẽ giúp HS nhớ lại kiến thức và kĩ năng cơ bản sử dụng phần mềm trình chiếu đã được học trong chương trình Tin học lớp 7.
Việc nhập nội dung các trang chiếu còn giúp HS biết được cách chuẩn bị nội dung, chuẩn bị các chủ đề cho một bài trình bày, cụ thể là giới thiệu về CLB Tin học, qua đó các em có thể thực hiện tương tự để chuẩn bị nội dung cho bài trình bày giới thiệu về CLB Tiếng Anh, CLB Toán học,...
Nội dung các trang chiếu ngắn gọn, rõ ràng,... là một ví dụ minh hoạ cụ thể cho kiến thức cần truyền đạt trong bài.
Các bước thực hành đểu có các yêu cầu cụ thể để HS thực hiện theo và sẽ thu được kết quả là các trang chiếu như Hình 10a.6 trong SGK. Tuỳ theo sự sáng tạo và ý thích của HS mà các em có thể tạo ra các trang chiếu kết quả khác nhau. Tất cả các kết quả đểu nên ghi nhận, chỉ cần đảm bảo được các yêu cầu căn bản (HS đã được học ở chương trinh Tin học lớp 7): cỡ chữ đủ to, phông chữ, màu sắc thống nhất,... Với các trang chiếu quá nhiều màu sắc, nhiều phông chữ, kích thước nhỏ,... GV có thể góp ý cụ thể để HS nhận ra và chỉnh sửa.
GV cần chú ý một vấn để khi hướng dẫn thực hành vì có thể HS sẽ hỏi trong phần mềm trình chiếu, khi chọn Insert/Header and Footer thì phần mềm chỉ cho phép nhập thông tin cho phần chân trang, còn đầu trang thì không có. Phần đầu trang chỉ có khi chọn Notes and Handouts.

* Hoạt động luyện tập Đáp án: D.
GV hướng dẫn HS chọn chủ đề cho bài trình chiếu. Các kiến thức, kĩ năng cần thiết HS đều đã biết. Bài vận dụng này là cơ hội để các em một lần nữa sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc tạo một sản phẩm số hoàn chỉnh theo chủ ý của riêng mình từ đầu đến cuối. Với bài vận dụng này, HS được hoàn toàn sáng tạo để tạo ra sản phẩm.
 

IV. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG

* Kiến thức bổ sung
1. Trang chiếu chủ (Slide Master) là một công cụ khá nâng cao và chuyên nghiệp của phẩn mềm soạn thảo, vì vậy SGK không giới thiệu trong phần kiến thức bắt buộc mà chỉ giới thiệu ở phần Vận dụng để HS nào muốn biết thì tự tìm hiểu. Với khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet đã được học trong chương trình Tin học lớp 6, HS hoàn toàn có thể thực hiện được yêu cầu này của phần Vận dụng.
Tác dụng của trang chiếu chủ: Hỗ trợ người sử dụng trong việc định dạng chung, thống nhất về giao diện, bố cục, màu sắc, phông chữ, hiệu ứng, hình ảnh,... cho các trang chiếu trong bài trình chiếu Người sử dụng chỉ cần tạo một lần rồi áp dụng cho tất cả các trang chiếu. Nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian định dạng trang chiếu.
 
2. Cách tạo trang chiếu chủ
- Chọn View/slide Master.
- Chọn trang chiếu đầu tiên.
- Định dạng cho các thành phần trong trang chiếu.
- Nháy chuột chọn Close master để hoàn thành.
Sau khi tạo trang chiếu chủ, nếu cần lưu lại định dạng để sử dụng cho các bài trình chiếu khác thi thực hiện các bước như sau:
- Chọn Design/Themes, nháy chuột vào hình tam giác nhỏ mầu đen bền cạnh danh sách các mẫu định dạng để mở rộng danh sách.
 
giai sach giao vien tin hoc 8 kntt bai 10 cau 1

- Nháy chuột chọn Save Current Theme... để mở cửa sổ Save Current Theme, chọn vị trí lưu, nhập tên của mẫu và nháy chuột chọn Save để lưu lại.
- Khi cần sủ' dụng lại định dạng của trang chiếu chủ đã lưu thì thực hiện tương tự các bước trên, nhưng chọn Browse for Themes... thay vì chọn Save Current Theme... rồi nháy chuột chọn tên của mẫu đã lưu.​​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây