Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 4: Thuyền và biển

Thứ sáu - 24/05/2024 10:07
Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 4: Thuyền và biển - Trang 110, ...

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 trang 110: Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?
Trả lời:
Em đã biết những số sáng thú vị về tình yêu như là hình ảnh “biển” và “bến bờ”, “thuyền” và “biển”, “sóng”… 

Câu hỏi 2 trang 110: Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.
Trả lời:
Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Ca khúc nói về tình yêu của người con gái vừa dịu dàng lại mạnh mẽ, vừa truyền thống lại hiện đại,…
 

* Đọc văn bản

1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?
Trả lời:
Những dấu hiệu chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ là:
- Cụm từ: kể anh nghe
- Nhân vật: thuyền và biển

2. Theo dõi diễn biến câu chuyện.
Trả lời:
Diễn biến câu chuyện: câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.

3. Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai câu thơ này.
Trả lời:
Dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này có tác dụng giải thích cho hai dòng thơ trước đó: sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.

4. Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình rút ra được rằng: chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì. Đó chính là sự thấu hiểu của những con người khi yêu. 

5. Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện. Hình ảnh thuyền và biển chính là ẩn dụ của người con trai và con gái trong tình yêu. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng người yêu như thuyền từ giã biển thì trong cô gái sẽ chỉ còn bão tố (nỗi mong nhớ, trông đợi và buồn tủi). Tác giả thấy hình ảnh của mình trong đó, vì quá yêu mà không muốn cách xa, chia rẽ, chỉ muốn ở bên nhau, tận hưởng niềm vui hạnh phúc. 
 

* Sau khi đọc

Câu 1 trang 112: Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?
Trả lời:
Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.

Câu 2 trang 112: Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?
Trả lời:
- Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái đang yêu nhau. 
 - Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá: 
+ Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi
+ Tình yêu của hai người cứ vậy mà lớn dần, ngày càng đi xa
+ Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi
+ Tác giả khẳng định chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau
+ Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư. 

Câu 3 trang 112: Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết”và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?
Trả lời:
Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”. Hiểu ở đây có thể hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu. Nó giúp chúng ta phân biệt được điểm đặc biệt hơn của mình so với một người bạn. Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh. Cuối cùng là gặp, đó là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu. Bởi vậy, ba yếu tố trên là những thành phần không thể thiếu trong một tình yêu đẹp, là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian

Câu 4 trang 112: Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?
Trả lời:
- Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng. 
- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu
- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu 
→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.

Câu 5 trang 112: Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?
Trả lời:
Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Khát khao hạnh phúc, luôn hết mình trong tình yêu và suy nghĩ sâu sắc về đối phương. Nhà thơ luôn mong tình yêu của mình sẽ đơm hoa, kết trái. Từ đó Xuân Quỳnh muốn hiện thực hóa ước mơ hạnh phúc cùng người mình yêu, muốn dành cho người mình yêu một tình cảm chân thành, sâu sắc nhất. Đây như một lý tưởng trong tình yêu của tác giả.

Câu 6 trang 112: Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
- Vai trò: câu chuyện đóng vai trò như một chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm đến sự đồng cảm nơi người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất. 
- Ý nghĩa: hình ảnh thuyền và biển là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa của tác giả. Việc sử dụng hình ảnh đó không chỉ thể hiện cái tài hoa của Xuân Quỳnh mà nó còn giúp người đọc bị hấp dẫn, bị thu hút hơn vào câu chuyện tình yêu của tác giả.
 

* Kết nối đọc – viết

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm này.
Đoạn văn tham khảo
Thuyền và biển vốn là hình ảnh được các nhà thơ sử dụng để chỉ tình yêu, tình cảm đôi lứa sâu đậm. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Tình yêu vốn dĩ không đứng yên, nó luôn vận động biến đổi, nếu chúng ta thấu hiểu, biết và chia sẻ thì tất cả những điều đó sẽ là những tình cảm đáng nhớ, đáng nâng niu và trân trọng. Sự hòa quyện, quấn quýt của thuyền và biển khiến người đọc không khỏi thấy cảm thông, ngưỡng mộ bởi chúng là hiện thân của những người yêu nhau, luôn mãnh liệt trong từng cung bậc cảm xúc, từng hoàn cảnh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây