Trả lời câu hỏi Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Thứ năm - 26/09/2024 10:00
Trả lời câu hỏi Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. Bài 1. Những gương mặt thân yêu (thơ sáu chữ, bảy chữ)
Văn bản: Chái bếp trang 22
 
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính: Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?
Trả lời:
Hình ảnh chái bếp hiện lên lại gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, những kí ức với cha mẹ với những dụng cụ quen thuộc gần gũi: nồi cám, cánh nỏ…

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
Trả lời:
- Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…
→ Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.
Trả lời:
- Tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, thèm và mong muốn được trở lại chốn thân thuộc gần gũi với biết bao kỉ niệm tuổi thơ.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
- Xác định như vậy dựa vào việc từ “chái bếp” được lặp đi lặp lại 7 lần.
niệm tuổi thơ.
 
Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ trang 22

* Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ:
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận, ... của người viết về cuộc sống.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.

* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Bước 1: Trước khi viết
- Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ.
- Quan sát cuộc sống xung quanh để lựa chọn bất cứ đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
- Chú ý đến sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.
- Xác định cảm xúc được gợi nên từ sự vật, hiện tượng.

Bước 3: Làm thơ
- Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận sự vật, hiện tượng.
- Dùng từ láy hoặc các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ… để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ.
- Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác (có nghĩa) mà vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: mình – tình, đông – hồng…
- Lựa chọn từ ngữ, dấu câu để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.
- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

* Bài thơ tham khảo:
MÙA THU
Mùa thu nhẹ tới, cơn gió mát
Cuốn lá vàng theo, mây trôi đi
Hương cốm mới bay vào ngõ nhỏ
Đôi mắt em thơ, hồ trong veo.

(Lê Thu Ngọc)

THẾ GIỚI NẰM QUA
Thế giới năm qua bao tai ương
Chiến tranh khủng bố khắp muôn phương
Thiên tai, dịch bệnh liên miên mãi
Tang tóc đau thương nối tiếp nhau
Chúng ta hãy cùng đoàn kết lại
Tay nắm tay nhau chống chiến tranh
Tình thương, chia sẻ là sức mạnh
Bao nhiêu thảm hoạ cũng tan nhanh

(Lương Ngọc Tuấn)

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
- Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra nội dung và hình thức của bài thơ:
Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
  Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Hình thức Có dòng thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.    
Có nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.    
Sử dụng được ít nhất một cách gieo vần.    
Sử dụng một số biện pháp tu từ.    
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện chính xác điều người viết muốn nói.    
Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị.    
Có độ dài tối thiểu: bốn dòng thơ (mỗi dòng sáu chữ hoặc bảy chữ)    
Nội dung Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy ngấm nào đó về thiên nhiên hoặc con người.    
- Đọc lại bài thơ từ vai trò của người đọc và trả lời câu hỏi:
1. Điều em thích nhất ở bài thơ này là gì?
2. Cần điều chỉnh những gì để bài thơ hay hơn?
- Sau khi kiểm xong, tiếp tục điều chỉnh bài thơ. Hoạt động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình, với bạn bè và với bất cứ ai mà em muốn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây