Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Thứ ba - 26/03/2024 10:11
Trần Quốc Tuấn là người trẻ, có tình yêu đất nước mãnh liệt và là người có khí phách oai phong.
Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Bài 1

Trần Quốc Tuấn là người trẻ, có tình yêu đất nước mãnh liệt và là người có khí phách oai phong. Khi đọc cuốn Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bạn sẽ thấy một Trần Quốc Tuấn quyết liệt, khẳng khái và oai phong như thế nào. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với bút pháp tài hoa đã in đậm hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam trên những trang văn lịch sử hào hoa, hào hùng của dân tộc. Cậu bé Hoài Văn vì không được bàn việc nước nên vừa tức vừa hờn vừa tủi, mặc dù được ban cam quý nhưng nỗi uất ức vẫn không nguôi ngoai. Nhìn thấy sự cười nhạo của đám quân Thánh Dực, Hoài Văn càng trở nên tức tối và dẫn đến việc bóp nát quả cam quý vua ban trong tay. Lòng yêu nước cùng sự căm phẫn giặc, đã nhen nhóm trong Hoài Văn những hy vọng đầu tiên về việc chiêu binh bãi mã đánh giặc. Điều đó cho ta thấy Hoài Văn không chỉ là một cậu bé dũng cảm, gan dạ mà còn có ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đất nước.
 

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Bài 2

Trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Một chi tiết nhỏ nhưng lại gửi gắm ý nghĩa. Hành động của Trần Quốc Toản cho thấy hình ảnh chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu đã sớm ý thức được đất nước trước kẻ thù xâm lược. Hành động bóp nát quả cam không có ý bất kính với vua, mà chỉ xuất phát từ tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, tức mình vì còn trẻ tuổi khi không được tham gia bàn việc nước. thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuy tuổi trẻ nhưng đã biết nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc thì thật đáng trân trọng, cảm phục.
 

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Bài 3

Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung của tác phẩm kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam đã bộc lộ phẩm chất ngay thẳng, tinh thần yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc Toản.
 

Phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - Bài 4

Trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam là một chi tiết đắt giá, góp phần khắc họa rõ nét tính cách của người anh hùng. (2) Quả cam đó là món quà nhà vua ban cho và đích thân trao vào tay Quốc Toản, bởi vậy, đó là một thứ có giá trị to lớn. (3) Ấy vậy mà nó đã bị anh bóp nát lúc nào không hay. (4) Hành động ấy là kết quả của sự dồn nén nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng nhân vật. (5) Đó là sự căm thù giặc ngoại xâm đến tận xương tủy. (6) Là nỗi thất vọng tràn trề, tự bất lực trước bản thân, khi không được nhà vua cho vào cùng bàn việc nước do còn nhỏ tuổi. (7) Và cũng là sự day dứt, trăn trở khi không biết phải làm gì để có thể đem sức mình bảo vệ non sông, đất nước. (8) Tất cả những cảm xúc ấy, đã gián tiếp thể hiện một người anh hùng nhỏ tuổi giàu lòng yêu nước, luôn khát khao được cống hiến cho tổ quốc mình, đánh đuổi ngoại xâm. (9) Chính bởi vậy, chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đã làm nên bụi vàng của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây