Đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Thứ hai - 01/04/2024 05:33
Đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo. Đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm (20 câu) và tự luận (4 câu). Có đáp án và hướng dẫn chấm điểm
Đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu - 5,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Mô đun cảm biến ánh sáng có chức năng?
A. Bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại.
B. Đóng mở tự động rèm cửa.
C. Sử dụng trong máy tạo ẩm.
D. Sử dụng trong máy điều hòa không khí.

Câu 2. Đâu là cách phân loại mô đun cảm biến dựa theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử?
A. Mô đun cảm biến ánh sáng
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ
C. Mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ
D. Mô đun cảm biến có tín hiệu phản hồi dạng tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

Câu 3. Tên gọi của cảm biến sau đây là gì?

A. Cảm biến hồng ngoại                                 B. Cảm biến siêu âm
C. Cảm biến âm thanh                                    D. Cảm biến khí gas

Câu 4. Yêu cầu “Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện” là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Kĩ sư điện.
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử.
D. Thợ điện.

Câu 5. Bước 3 của quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng là:
A. Kết nối cảm biến ánh vào mô đun cảm biến.
B. Kết nối bóng đèn sợi đốt vào mô đun cảm biến.
C. Kết nối Adapter vào cực nguồn mô đun cảm biến
D. Cài đặt mức ngưỡng ánh sáng tác động của mô đun cảm biến

Câu 6. Thiết bị, vật liệu chính để lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng là:
A. Bóng đèn sợi đốt
B. Mô đun cảm biến ánh sáng
C. Adapter
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Kĩ sư điện.
B. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.
C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
D. Kĩ thuật viên kết cấu.

Câu 8. Đặc điểm của ngành kĩ thuật viên kĩ thuật điện là gì?
A. Nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
B. Nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
C. Hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
D. Trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.

Câu 9. Yêu cầu chung về phẩm chất đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:
A. Trung thực
B. Trách nhiệm
C. Yêu nghề
D. Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề

Câu 10. Yêu cầu chung về năng lực đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:
A. Thích nghi tốt với môi trường làm việc
B. Thích gnhi tốt với điều kiện làm việc
C. Có chuyên môn phù hợp với điều kiện làm việc
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Các ngành nghề liên quan đến thiết kế đòi hỏi hiểu biết về lĩnh vực nào?
A. Toán học
B. Khoa học
C. Công nghệ
D. Toán học, khoa học, công nghệ, nghệ thuật

Câu 12. Kĩ sư xây dựng là gì?
A. Là người thiết kế, tổ chức chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc.
B. Là người thiết kế và giám sát việc xây dựng các toàn nhà, khu dân cư, khu thương mại, khu giải trí.
C. Là người thiết kế các sản phẩm may mặc, giày dép, phụ kiện thời trang phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của con người.
D. Là người thiết kế nội dung các trò chơi máy tính, phim ảnh, video âm nhạc, phương tiện in ấn và quảng cáo.

Câu 13. Người lao động trong lĩnh vực thiết kế cần có kiến thức, kĩ năng cơ bản nào sau đây?
A. Có kiến thức về thiết kế
B. Có kĩ năng thực hiện bản vẽ, bản phác thảo ý tưởng.
C. Yêu thích sự sáng tạo.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14. Vai trò của khối điều khiển trong sơ đồ khối của mạch điện điều khiển là?
A. Cấp điện
B. Điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu sử dụng.
C. Hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển.
D. Điều khiển hoạt động của nguồn điện theo nhu cầu sử dụng.

Câu 15. Bước 3 của quy trình thiết kế kĩ thuật là gì?
A. Hình thành ý tưởng thiết kế
B. Tiến hành thiết kế
C. Đánh giá phương án thiết kế
D. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm

Câu 16. Nội dung của tiến hành thiết kế là:
A. Thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm
B. Đề xuất phương án thiết kế
C. Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Bạn B là người thiết kế nội dung các trò chơi máy tính, phim ảnh, video âm nhạc, phương tiện in ấn và quảng cáo. Như vậy, ngành nghề của B là
A. kĩ sư công nghiệp chế tạo.
B. kĩ sư xây dựng.
C. nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.
D. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.

Câu 18. Hoạt động thiết kế kĩ thuật không bao gồm
A. hình thành ý tưởng thiết kế.
B. tìm kiếm nguồn tài trợ.
C. đánh giá phương án thiết kế.
D. lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 19. Khi thực hiện tiến trình thiết kế kĩ thuật bước thứ ba cần
A. hình thành ý tưởng thiết kế.
B. chuẩn bị dụng cụ.
C. đánh giá phương án thiết kế.
D. lập hồ sơ khách hàng.

Câu 20. Nếu kiểm chứng giải pháp không đạt thì cần phải
A. thử nghiệm, đánh giá.
B. hoàn thiện sản phẩm.
C. điều chỉnh thiết kế.
D. lập hồ sơ kĩ thuật.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Nêu chức năng của cầu dao, cầu chì, aptomat?
Câu 2. (1,0 điểm) Bạn A định thiết kế kệ đựng đồ dùng học tập. Hãy cho biết các yêu cầu cần có trong bước đầu tiên của quy trình thiết kế.
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy cho biết khái niệm và chức năng của mô đun cảm biến.
Câu 4. (1,0 điểm). Trình bày quy trình thiết kế kĩ thuật?
…………………HẾT…………………
 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
A. Phần trắc nghiệm
1. B 2. C 3. A 4. C 5. C 6. D 7. D 8. C 9 .D 10. D
11. D 12. B 13. D 14. B 15. C 16. D 17. D 18. B 19. C 20. C
B. Phần tự luận
Câu 1. Chức năng của cầu dao, cầu chì, aptomat:
- Cầu dao: thiết bị đóng, cắt nguồn điện bằng tay.
- Cầu chì: thiết bị bảo vệ sự cố ngắn mạch và quá tải cho mạch điện. Cầu chì thường được sử dụng kết hợp với cầu dao.
- Aptomat: thiết bị đóng, cắt nguồn điện bằng tay hoặc cắt nguồn điện tự động khi có sự cố quá tải và ngắn mạch xảy ra.

Câu 2. Các yêu cầu của bước đầu tiên: Hình thành ý tưởng thiết kế:
- Xác định được sự cần thiết của kệ đựng đồ dùng học tập.
- Xác định được cấu trúc của kệ đựng đồ dùng học tập.
- Xác định được kích thước, hình dạng, màu sắc của kệ đựng đồ dùng học tập.

Câu 3.
Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử cùng với cảm biến có chức năng phát hiện và phản hồi một số loại tín hiệu đầu vào từ môi trường.

Câu 4. Quy trình thiết kế gồm 4 bước:
- Bước 1: Hình thành ý tưởng thiết kế.
- Bước 2: Tiến hành thiết kế
- Bước 3: Đánh giá phương án thiết kế
- Bước 4: Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây